Theo đề cử của Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, ông Ignazio Visco, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy, ngày 20/10 đã được bổ nhiệm làm Thống đốc ngân hàng có vai trò quyết định đường hướng kinh tế của đất nước này.
Theo kế hoạch, ông Visco và sẽ tiếp quản vị trí người đứng đầu Ngân hàng trung ương Italy vào tháng 11 tới, khi vị Thống đốc cũ Mario Draghi chuyển lên làm việc tại Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với cương vị Chủ tịch trong nhiệm kỳ 8 năm từ 1/11/2011, theo quyết định bổ nhiệm của Hội đồng châu Âu (EC).
Ông Visco sinh năm 1949, làm việc tại Ngân hàng trung ương Italy từ năm 2009. Tốt nghiệp Khoa Kinh tế Đại học Tổng hợp Rome, ông Visco là một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực các thị trường tài chính quốc tế, là tác giả nhiều công trình về các vấn đề giao dịch ngân hàng và các dòng tài chính quốc tế.
Việc ông Visco được lựa chọn vào trọng trách quan trọng này trong số nhiều ứng cử viên "nặng ký" khác đã khiến nhiều nhà phân tích khá bất ngờ.
Tân Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy đứng trước nhiệm vụ khó khăn nhằm đưa hệ thống ngân hàng Italy thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị của Italy ngày càng xấu đi./.
Theo kế hoạch, ông Visco và sẽ tiếp quản vị trí người đứng đầu Ngân hàng trung ương Italy vào tháng 11 tới, khi vị Thống đốc cũ Mario Draghi chuyển lên làm việc tại Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) với cương vị Chủ tịch trong nhiệm kỳ 8 năm từ 1/11/2011, theo quyết định bổ nhiệm của Hội đồng châu Âu (EC).
Ông Visco sinh năm 1949, làm việc tại Ngân hàng trung ương Italy từ năm 2009. Tốt nghiệp Khoa Kinh tế Đại học Tổng hợp Rome, ông Visco là một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực các thị trường tài chính quốc tế, là tác giả nhiều công trình về các vấn đề giao dịch ngân hàng và các dòng tài chính quốc tế.
Việc ông Visco được lựa chọn vào trọng trách quan trọng này trong số nhiều ứng cử viên "nặng ký" khác đã khiến nhiều nhà phân tích khá bất ngờ.
Tân Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy đứng trước nhiệm vụ khó khăn nhằm đưa hệ thống ngân hàng Italy thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị của Italy ngày càng xấu đi./.
(TTXVN/Vietnam+)