Trong báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa hạthấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Đông Á trong hai năm 2013 và 2014 xuống các mứctương ứng 7,1% và 7,2%, so với các con số dự đoán trước đó là 7,8% và 7,6%, donhịp độ tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục chậm lại trong khi giá hàng hoá sụtgiảm tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu và đầu tư ở các nước nhưIndonesia.
Theo WB, các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á đang tăng trưởng ở nhịp độchậm hơn khi Trung Quốc chuyển đổi mô hình kinh tế từ hướng tới xuất khẩu sangtập trung vào nhu cầu trong nước.
Trong khi đó, tăng trưởng ở các quốc gia có thu nhập trung bình, bao gồmIndonesia, Malaysia và Thái Lan, cũng dịu bớt trước hoạt động đầu tư và giá hànghóa toàn cầu sụt giảm, còn hoạt động xuất khẩu tăng trưởng thấp hơn dự kiến.
Về kinh tế Trung Quốc, WB cho hay chương trình kích cầu dựa nhiều vào đầu tư vớisự hỗ trợ từ tăng cường tín dụng đã được triển khai, và các nhà hoạch định chínhsách phải tập trung vào kiểm soát tốc độ tăng nhanh của tín dụng và tăng cườnggiám sát hoạt động tài chính.
Ngoài ra, WB cho rằng nợ của chính quyền các địaphương ở Trung Quốc là một vấn đề đáng ngại và "cần phải có những quy định rõràng về hoạt động vay nợ, tiêu chuẩn để được phép vay nợ và xử lý nợ."
Theo WB, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 7,5% năm 2013, thấp hơn so vớimức dự đoán tăng 8,3% hồi tháng 4/2013 và con số dự kiến gần đây 7,75% của QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF). Còn sang năm 2014, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng7,7%, cũng thấp hơn mức dự đoán trước đó là 8%. Dự kiến, IMF sẽ công bố báo cáocập nhật về triển vọng kinh tế thế thế giới vào ngày 8/10, trước khi diễn racuộc họp thường niên IMF/WB từ 9-13/10.
Đối với kinh tế Indonesia, WB cho hay tăng trưởng đầu tư của quốc gia này trongquý 2/2013 đã ở mức thấp nhất trong ba năm qua và có thể đối mặt với những tácđộng tiêu cực của những lần tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát giatăng, các luồng vốn chảy ra khỏi Indonesia cũng như sự sụt giảm vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào nước này. Theo WB, kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 5,6% năm2013 và 5,3% năm 2014, thấp hơn so với các mức dự đoán tương ứng trước đó là6,2% và 6,5%.
Ngoài ra, WB dự đoán kinh tế Philippines có thể tăng trưởng 7% năm 2013 và 6,7%năm 2014, so với các con số tăng 6,2% và 6,4% được đưa ra trước đó. Theo WB, đầutư ở Philippines đã giảm tốc trong quý 2/2013 sau khi tăng mạnh trong quý trướcđó, trong khi luồng kiều hối của Philippines đã thúc đẩy tiêu dùng, đóng góp 3/4mức tăng trưởng của nước này trong quý 2/2013.
WB cho rằng những dự đoán mới nhất về tăng trưởng của khu vực Đông Á nói trên cóthể đối mặt với khả năng lớn hơn của việc điều chỉnh theo hướng giảm (so vớităng), với những tác động tiêu cực tiềm ẩn như kế hoạch cắt giảm chương trìnhkích cầu chưa có lộ trình rõ ràng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tìnhtrạng bế tắc kéo dài ở Mỹ về vấn đề ngân sách./.
Theo WB, các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á đang tăng trưởng ở nhịp độchậm hơn khi Trung Quốc chuyển đổi mô hình kinh tế từ hướng tới xuất khẩu sangtập trung vào nhu cầu trong nước.
Trong khi đó, tăng trưởng ở các quốc gia có thu nhập trung bình, bao gồmIndonesia, Malaysia và Thái Lan, cũng dịu bớt trước hoạt động đầu tư và giá hànghóa toàn cầu sụt giảm, còn hoạt động xuất khẩu tăng trưởng thấp hơn dự kiến.
Về kinh tế Trung Quốc, WB cho hay chương trình kích cầu dựa nhiều vào đầu tư vớisự hỗ trợ từ tăng cường tín dụng đã được triển khai, và các nhà hoạch định chínhsách phải tập trung vào kiểm soát tốc độ tăng nhanh của tín dụng và tăng cườnggiám sát hoạt động tài chính.
Ngoài ra, WB cho rằng nợ của chính quyền các địaphương ở Trung Quốc là một vấn đề đáng ngại và "cần phải có những quy định rõràng về hoạt động vay nợ, tiêu chuẩn để được phép vay nợ và xử lý nợ."
Theo WB, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 7,5% năm 2013, thấp hơn so vớimức dự đoán tăng 8,3% hồi tháng 4/2013 và con số dự kiến gần đây 7,75% của QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF). Còn sang năm 2014, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng7,7%, cũng thấp hơn mức dự đoán trước đó là 8%. Dự kiến, IMF sẽ công bố báo cáocập nhật về triển vọng kinh tế thế thế giới vào ngày 8/10, trước khi diễn racuộc họp thường niên IMF/WB từ 9-13/10.
Đối với kinh tế Indonesia, WB cho hay tăng trưởng đầu tư của quốc gia này trongquý 2/2013 đã ở mức thấp nhất trong ba năm qua và có thể đối mặt với những tácđộng tiêu cực của những lần tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát giatăng, các luồng vốn chảy ra khỏi Indonesia cũng như sự sụt giảm vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào nước này. Theo WB, kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 5,6% năm2013 và 5,3% năm 2014, thấp hơn so với các mức dự đoán tương ứng trước đó là6,2% và 6,5%.
Ngoài ra, WB dự đoán kinh tế Philippines có thể tăng trưởng 7% năm 2013 và 6,7%năm 2014, so với các con số tăng 6,2% và 6,4% được đưa ra trước đó. Theo WB, đầutư ở Philippines đã giảm tốc trong quý 2/2013 sau khi tăng mạnh trong quý trướcđó, trong khi luồng kiều hối của Philippines đã thúc đẩy tiêu dùng, đóng góp 3/4mức tăng trưởng của nước này trong quý 2/2013.
WB cho rằng những dự đoán mới nhất về tăng trưởng của khu vực Đông Á nói trên cóthể đối mặt với khả năng lớn hơn của việc điều chỉnh theo hướng giảm (so vớităng), với những tác động tiêu cực tiềm ẩn như kế hoạch cắt giảm chương trìnhkích cầu chưa có lộ trình rõ ràng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tìnhtrạng bế tắc kéo dài ở Mỹ về vấn đề ngân sách./.
(TTXVN)