Trong bài trả lời phỏng vấn được đăng trên thời báo Wall Street Journal ngày 20/9, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nói rằng Tây Ban Nha cần số tiền cứu trợ để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trong nước ít hơn so với mức trù tính ban đầu của châu Âu cũng như của nước này.
Số tiền cứu trợ cho hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha dự kiến gần sát với mức đánh giá của IMF về lĩnh vực tài chính là 100 tỷ euro (130 tỷ USD), vốn được đề xuất như "một tấm đệm lớn" cho hoạt động tái thiết ngành ngân hàng Tây Ban Nha.
Hồi tháng 6/2012, IMF ước tính nhu cầu về vốn cứu trợ dành cho các ngân hàng Tây Ban Nha sẽ vào khoảng 40 tỷ euro.
[Nhà đầu tư gây sức ép buộc Tây Ban Nha xin cứu trợ]
Các ngân hàng Tây Ban Nha, đã phải vật lộn với những khoản nợ xấu từ sau sự suy sụp của lĩnh vực bất động sản của nước này, đang nhận được sự hỗ trợ của một dòng vốn "cứu sinh" từ ngân sách chính phủ và nguồn tín dụng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tây Ban Nha hy vọng có thể các ngân hàng nước này được tái cấp vốn trực tiếp từ quỹ cứu trợ mới của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tức là Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), một động thái mà IMF ủng hộ để giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần của chính phủ nước này.
Tuy vậy, điều này còn phụ thuộc vào một cuộc chạy đua với thời gian để hoàn tất các cuộc đàm phán cam go về các quy định cập nhật về hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng rộng lớn của Liên minh châu Âu (EU)./.
Số tiền cứu trợ cho hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha dự kiến gần sát với mức đánh giá của IMF về lĩnh vực tài chính là 100 tỷ euro (130 tỷ USD), vốn được đề xuất như "một tấm đệm lớn" cho hoạt động tái thiết ngành ngân hàng Tây Ban Nha.
Hồi tháng 6/2012, IMF ước tính nhu cầu về vốn cứu trợ dành cho các ngân hàng Tây Ban Nha sẽ vào khoảng 40 tỷ euro.
[Nhà đầu tư gây sức ép buộc Tây Ban Nha xin cứu trợ]
Các ngân hàng Tây Ban Nha, đã phải vật lộn với những khoản nợ xấu từ sau sự suy sụp của lĩnh vực bất động sản của nước này, đang nhận được sự hỗ trợ của một dòng vốn "cứu sinh" từ ngân sách chính phủ và nguồn tín dụng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tây Ban Nha hy vọng có thể các ngân hàng nước này được tái cấp vốn trực tiếp từ quỹ cứu trợ mới của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tức là Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), một động thái mà IMF ủng hộ để giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần của chính phủ nước này.
Tuy vậy, điều này còn phụ thuộc vào một cuộc chạy đua với thời gian để hoàn tất các cuộc đàm phán cam go về các quy định cập nhật về hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng rộng lớn của Liên minh châu Âu (EU)./.
Anh Quân (TTXVN)