Trong cuộc họp đầu tiên ngày 12/6 tại Caracas (Venezuela), Hội đồng bộ trưởng các nước thành viên Ngân hàng phương Nam đã thảo luận những vấn đề liên quan tới tổ chức, nhằm sớm đưa tổ chức tài chính này đi vào hoạt động.
Theo Bộ trưởng tài chính Venezuela Nelson Merentes, cuộc họp đã bàn về điều lệ, lịch trình góp vốn, và thành lập các cơ quan lãnh đạo như hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành. Ông cho biết trong vòng 15 ngày tới, hội đồng quản trị sẽ họp và ngân hàng sẽ sớm cấp khoản tín dụng đầu tiên.
Tham gia cuộc họp có các bộ trưởng tài chính hoặc đại diện của 6 trong 7 nước thành viên là Venezuela, Argentina, Brazil, Bolivia, Ecuador và Uruguay. Hiện Paraguay đang bị đình chỉ tư cách thành viên sau vụ đảo chính nghị viện tháng 6 năm ngoái.
Ngân hàng phương Nam do cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez khởi xướng từ năm 2004 với mục tiêu giúp các nước Nam Mỹ tránh lệ thuộc vào Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các tổ chức luôn đặt điều kiện đối với các nước đang phát triển khi cho vay.
Theo ông Chavez, cần phải thành lập một ngân hàng nơi các chính phủ tại Mỹ Latinh thay vì gửi dự trữ ngoại tệ tại các ngân hàng ở châu Âu hoặc ở Mỹ, có thể cất giữ dự trữ ngoại tệ và sử dụng chúng phục vụ lợi ích của khu vực.
Hiệp định thành lập ngân hàng được ký tháng 9/2009 và có hiệu lực tháng 4/2012, theo đó vốn của ngân hàng sẽ đạt 20 tỷ USD, trong đó vốn pháp định là 10 tỷ USD. Ngân hàng có trụ sở chính tại Caracas và hai văn phòng đặt tại Buenos Aires (Argentina) và La Paz (Bolivia).
Một trong những chức năng của ngân hàng là tài trợ các dự án phát triển của các nước thành viên, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế then chốt và trong lĩnh vực xã hội nhằm giảm tình trạng nghèo đói và người dân bị loại ra lề xã hội, và thúc đẩy liên kết khu vực.
Sự ra đời của Ngân hàng phương Nam đánh dấu sự khởi đầu của quá trình hình thành một kiến trúc tài chính mới tại Nam Mỹ. Phát biểu tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Ecuador, Ricardo Patiño, khẳng định cánh cửa của ngân hàng rộng mở để đón các nước khác tại Mỹ Latinh./.
Theo Bộ trưởng tài chính Venezuela Nelson Merentes, cuộc họp đã bàn về điều lệ, lịch trình góp vốn, và thành lập các cơ quan lãnh đạo như hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành. Ông cho biết trong vòng 15 ngày tới, hội đồng quản trị sẽ họp và ngân hàng sẽ sớm cấp khoản tín dụng đầu tiên.
Tham gia cuộc họp có các bộ trưởng tài chính hoặc đại diện của 6 trong 7 nước thành viên là Venezuela, Argentina, Brazil, Bolivia, Ecuador và Uruguay. Hiện Paraguay đang bị đình chỉ tư cách thành viên sau vụ đảo chính nghị viện tháng 6 năm ngoái.
Ngân hàng phương Nam do cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez khởi xướng từ năm 2004 với mục tiêu giúp các nước Nam Mỹ tránh lệ thuộc vào Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các tổ chức luôn đặt điều kiện đối với các nước đang phát triển khi cho vay.
Theo ông Chavez, cần phải thành lập một ngân hàng nơi các chính phủ tại Mỹ Latinh thay vì gửi dự trữ ngoại tệ tại các ngân hàng ở châu Âu hoặc ở Mỹ, có thể cất giữ dự trữ ngoại tệ và sử dụng chúng phục vụ lợi ích của khu vực.
Hiệp định thành lập ngân hàng được ký tháng 9/2009 và có hiệu lực tháng 4/2012, theo đó vốn của ngân hàng sẽ đạt 20 tỷ USD, trong đó vốn pháp định là 10 tỷ USD. Ngân hàng có trụ sở chính tại Caracas và hai văn phòng đặt tại Buenos Aires (Argentina) và La Paz (Bolivia).
Một trong những chức năng của ngân hàng là tài trợ các dự án phát triển của các nước thành viên, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế then chốt và trong lĩnh vực xã hội nhằm giảm tình trạng nghèo đói và người dân bị loại ra lề xã hội, và thúc đẩy liên kết khu vực.
Sự ra đời của Ngân hàng phương Nam đánh dấu sự khởi đầu của quá trình hình thành một kiến trúc tài chính mới tại Nam Mỹ. Phát biểu tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Ecuador, Ricardo Patiño, khẳng định cánh cửa của ngân hàng rộng mở để đón các nước khác tại Mỹ Latinh./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)