Ngân hàng Nhà nước tăng cường an ninh, an toàn trong hệ thống

Thống đốc Nguyễn Minh Hưng yêu cầu các tổ chức tín dụng kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề sở hữu chéo, giám sát ngân hàng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý rủi ro, vi phạm.
Ngân hàng Nhà nước tăng cường an ninh, an toàn trong hệ thống ảnh 1Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo tại hội nghị. (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hệ thống ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng, bao gồm việc xây dựng, thực thi pháp luật, điều hành chính sách và các vấn đề tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng...

Đó là nội dung của Hội nghị triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hệ thống ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức trực tuyến. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, đại diện một số bộ, ngành, cơ quan chức năng cùng gần 2.000 đại biểu là cán bộ chủ chốt của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo các tổ chức tín dụng giám đốc chi nhánh cấp 1 trong toàn quốc.

Mục tiêu của ​hội nghị này là tăng cường hơn nữa phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cùng với kiên quyết xử lý kịp thời các vi phạm để tạo môi trường kinh doanh tiền tệ, tín dụng lành mạnh, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

[Các ngân hàng vẫn chậm chạp trong việc giảm tỷ lệ sở hữu chéo]

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích tình hình vi phạm pháp luật được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng và kết quả điều tra các vụ án kinh tế, hình sự liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; tình hình thực hiện các giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng trong thời gian qua.

Nhiều ý kiến từ đại diện lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, các đơn vị trong hệ thống ngân hàng cũng đã đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của ngành ngân hàng trong công tác phòng ngừa, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống. Trong đó, đại diện Bộ Công an đã trao đổi, cung cấp thông tin cảnh báo và đưa ra nhiều giải pháp phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước nhằm ngăn ngừa, hạn chế và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng.

Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu toàn ngành ngân hàng tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng, bao gồm việc xây dựng, thực thi pháp luật, điều hành chính sách và các vấn đề tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng. Ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020.

Cùng với đó, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng, bao gồm việc xây dựng, thực thi pháp luật, điều hành chính sách và các vấn đề tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng.

Thống đốc Nguyễn Minh Hưng cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề sở hữu chéo; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý rủi ro, vi phạm.

Để làm được những việc trên, Thống đốc đề nghị các tổ chức tín dụng đẩy mạnh việc nâng cao năng lực, bộ máy quản trị, điều hành và phát triển các hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ thông tin.

Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tội phạm trong ngành ngân hàng và tại từng tổ chức tín dụng. Trong đó, người lãnh đạo đứng đầu tổ chức tín dụng phải nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tại đơn vị.

Cùng đó, ngành ngân hàng tăng cường hơn nữa sự phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật.

Đặc biệt các tổ chức tín dụng xây dựng kênh tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến để người dân có thể phản ánh, cập nhật các hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi tội phạm như gian lận, giả mạo, lừa đảo, biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động ngân hàng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục