Cuộc biểu tình ngày 19/2 của hàng nghìn người "áo đỏ" ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã buộc Ngân hàng Bangkok, ngân hàng lớn nhất Thái Lan phải đóng cửa, khoảng 3.000 nhân viên phải nghỉ việc.
Những người biểu tình cho rằng Ngân hàng Bangkok có mối quan hệ với một nhân viên hoàng gia, người bị cáo buộc gây ra cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ ông Thaksin. Nhân vật đó là Tướng Prem Tinsulanonda, hiện là Chủ tịch Hội đồng cơ mật và cũng là cố vấn cho Ngân hàng Bangkok.
Cảnh sát Thái Lan cho biết có khoảng 1.500 người "áo đỏ" tụ tập tại quận thương mại Xilôm của Thủ đô Bangkok, song các nhà tổ chức phong trào biểu tình cho biết sẽ có khoảng 10.000 người tham gia biểu tình.
Căng thẳng trên chính trường Thái Lan tiếp tục gia tăng một tuần trước khi Tòa án nước này ra phán quyết về số tài sản trị giá 76 tỷ bạt (khoảng 2,3 tỷ USD) của gia đình cựu Thủ tướng Thaksin vào ngày 26/2 tới.
Nhận định về vấn đề này, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế của Thái Lan, ông Trairong Suwannakhiri ngày 19/2 đã bày tỏ tin tưởng phán quyết của Tòa án về số phận khối tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Thaksin sẽ không làm bùng phát bạo lực và gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế Thái Lan.
Phát biểu với báo giới, ông Trairong cho biết chính phủ đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch đối phó với mọi tình huống bất ngờ.
Liên quan tới số phận của cựu Thủ tướng Thaksin, Chính phủ Thái Lan ngày 19/2 một lần nữa bày tỏ hy vọng Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) sẽ bắt và dẫn độ cựu Thủ tướng đang bị truy nã Thaksin về Thái Lan (do ông này đang cư trú chủ yếu ở UAE). Hiện Thái Lan và UAE chưa ký kết hiệp định dẫn độ.
Hiện Chính phủ Thái Lan đã triển khai thêm 20.000 binh sĩ thuộc lực lượng an ninh trên cả nước để đảm bảo trật tự trước thời điểm nhạy cảm sắp tới. Một ủy ban đặc biệt giám sát tình hình cũng đã được thiết lập.
Tuần trước, nhà chức trách đã phát hiện một quả bom được đặt gần trụ sở Tòa án tối cao, trong khi một quả lựu đạn đã phát nổ gần các cơ quan công quyền./.
Những người biểu tình cho rằng Ngân hàng Bangkok có mối quan hệ với một nhân viên hoàng gia, người bị cáo buộc gây ra cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ ông Thaksin. Nhân vật đó là Tướng Prem Tinsulanonda, hiện là Chủ tịch Hội đồng cơ mật và cũng là cố vấn cho Ngân hàng Bangkok.
Cảnh sát Thái Lan cho biết có khoảng 1.500 người "áo đỏ" tụ tập tại quận thương mại Xilôm của Thủ đô Bangkok, song các nhà tổ chức phong trào biểu tình cho biết sẽ có khoảng 10.000 người tham gia biểu tình.
Căng thẳng trên chính trường Thái Lan tiếp tục gia tăng một tuần trước khi Tòa án nước này ra phán quyết về số tài sản trị giá 76 tỷ bạt (khoảng 2,3 tỷ USD) của gia đình cựu Thủ tướng Thaksin vào ngày 26/2 tới.
Nhận định về vấn đề này, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế của Thái Lan, ông Trairong Suwannakhiri ngày 19/2 đã bày tỏ tin tưởng phán quyết của Tòa án về số phận khối tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Thaksin sẽ không làm bùng phát bạo lực và gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế Thái Lan.
Phát biểu với báo giới, ông Trairong cho biết chính phủ đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch đối phó với mọi tình huống bất ngờ.
Liên quan tới số phận của cựu Thủ tướng Thaksin, Chính phủ Thái Lan ngày 19/2 một lần nữa bày tỏ hy vọng Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) sẽ bắt và dẫn độ cựu Thủ tướng đang bị truy nã Thaksin về Thái Lan (do ông này đang cư trú chủ yếu ở UAE). Hiện Thái Lan và UAE chưa ký kết hiệp định dẫn độ.
Hiện Chính phủ Thái Lan đã triển khai thêm 20.000 binh sĩ thuộc lực lượng an ninh trên cả nước để đảm bảo trật tự trước thời điểm nhạy cảm sắp tới. Một ủy ban đặc biệt giám sát tình hình cũng đã được thiết lập.
Tuần trước, nhà chức trách đã phát hiện một quả bom được đặt gần trụ sở Tòa án tối cao, trong khi một quả lựu đạn đã phát nổ gần các cơ quan công quyền./.
(TTXVN/Vietnam+)