Ngân hàng đầu tư JPMorgan Chase & Co. ngày 14/7 đã làm thị trường bất ngờ với kết quả lợi nhuận của nghiệp vụ đầu tư ngân hàng tăng mạnh vào thời điểm các ngân hàng khác đang lên kế hoạch cắt giảm việc làm, do giao dịch ngân hàng tăng chậm lại đáng kể.
Trước đó, giới đầu tư dự báo kết quả hoạt động đầu tư tại các ngân hàng chủ chốt ở Phố Wall sẽ đều sụt giảm, vì e ngại rằng ngành ngân hàng đang tăng trưởng chậm lại sau khi Goldman Sachs Group Inc. công bố kế hoạch cắt giảm 230 việc làm trong tháng 9/2011 và nhà phân tích Keith Horowitz thuộc Citigroup cảnh báo doanh thu từ giao dịch thu nhập cố định sẽ giảm 30% và từ giao dịch chứng khoán giảm 15% trong quý 2/2011.
Nguyên do là các nhà đầu tư đang cắt giảm hoạt động giao dịch trong bối cảnh thị trường biến động thất thường trước tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích, doanh thu của JPMorgan từ giao dịch thu nhập cố định và chứng khoán lần lượt giảm 18% và 14% so với quý trước đó.
Tuy nhiên, ngân hàng này hoàn toàn có thể bù đắp sự sụt giảm này bằng mức phí cao hơn từ hoạt động bảo hiểm chứng khoán và trái phiếu. Nhờ đó, lợi nhuận của JPMorgan trong quý kết thúc tháng 6/2011 tăng 13% lên 5,4 tỷ USD (1,27 USD/cổ phiếu), cao hơn so với dự báo 1,22 USD/cổ phiếu của các nhà phân tích tham gia điều tra của FactSet và mạnh hơn khá nhiều so với mức lợi nhuận 4,8 tỷ USD (1,09 USD/cổ phiếu) mà JPMorgan gặt hái được cùng kỳ năm 2010.
Trong quý 2/2011, lợi nhuận ròng từ nghiệp vụ đầu tư của JPMorgan tăng 49% lên 2,1 tỷ USD, từ thu phí bảo hiểm nợ và cổ phiếu tăng lần lượt 24% và 29%, trong khi phí tư vấn các vụ mua bán và sáp nhập tăng tới 69%.
Benjamin Wallace của công ty Grimes & Co, cổ đông lớn hiện nắm giữ 1,1 tỷ USD tài sản trong JPMorgan Chase & Co, cho hay lợi nhuận nghiệp vụ đầu ngân hàng tăng lên phản ánh sự đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng của ngân hàng này, nhưng đồng thời ông cũng lo ngại về khoản dự phòng để giải quyết các vụ kiện tụng kéo dài.
Theo Giám đốc tài chính của JPMorgan, Douglas Braunstein, khoản dự phòng để giải quyết các vụ kiện tụng đã tăng thêm 1 tỷ USD lên 9,7 tỷ USD./.
Trước đó, giới đầu tư dự báo kết quả hoạt động đầu tư tại các ngân hàng chủ chốt ở Phố Wall sẽ đều sụt giảm, vì e ngại rằng ngành ngân hàng đang tăng trưởng chậm lại sau khi Goldman Sachs Group Inc. công bố kế hoạch cắt giảm 230 việc làm trong tháng 9/2011 và nhà phân tích Keith Horowitz thuộc Citigroup cảnh báo doanh thu từ giao dịch thu nhập cố định sẽ giảm 30% và từ giao dịch chứng khoán giảm 15% trong quý 2/2011.
Nguyên do là các nhà đầu tư đang cắt giảm hoạt động giao dịch trong bối cảnh thị trường biến động thất thường trước tác động của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích, doanh thu của JPMorgan từ giao dịch thu nhập cố định và chứng khoán lần lượt giảm 18% và 14% so với quý trước đó.
Tuy nhiên, ngân hàng này hoàn toàn có thể bù đắp sự sụt giảm này bằng mức phí cao hơn từ hoạt động bảo hiểm chứng khoán và trái phiếu. Nhờ đó, lợi nhuận của JPMorgan trong quý kết thúc tháng 6/2011 tăng 13% lên 5,4 tỷ USD (1,27 USD/cổ phiếu), cao hơn so với dự báo 1,22 USD/cổ phiếu của các nhà phân tích tham gia điều tra của FactSet và mạnh hơn khá nhiều so với mức lợi nhuận 4,8 tỷ USD (1,09 USD/cổ phiếu) mà JPMorgan gặt hái được cùng kỳ năm 2010.
Trong quý 2/2011, lợi nhuận ròng từ nghiệp vụ đầu tư của JPMorgan tăng 49% lên 2,1 tỷ USD, từ thu phí bảo hiểm nợ và cổ phiếu tăng lần lượt 24% và 29%, trong khi phí tư vấn các vụ mua bán và sáp nhập tăng tới 69%.
Benjamin Wallace của công ty Grimes & Co, cổ đông lớn hiện nắm giữ 1,1 tỷ USD tài sản trong JPMorgan Chase & Co, cho hay lợi nhuận nghiệp vụ đầu ngân hàng tăng lên phản ánh sự đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng của ngân hàng này, nhưng đồng thời ông cũng lo ngại về khoản dự phòng để giải quyết các vụ kiện tụng kéo dài.
Theo Giám đốc tài chính của JPMorgan, Douglas Braunstein, khoản dự phòng để giải quyết các vụ kiện tụng đã tăng thêm 1 tỷ USD lên 9,7 tỷ USD./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)