Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) vừa thông báo kết quả kinh doanh trong năm 2012, theo đó lỗ trước thuế lên tới 5,17 tỷ bảng (tương đương 8,27 tỷ USD).
Đây là năm thứ năm liên tiếp RBS bị thua lỗ kể từ khi nhận được gói cứu trợ của Chính phủ Anh năm 2008. Hiện Chính phủ Anh đang nắm giữ 81% cổ phần của ngân hàng này.
Trong một thông cáo đưa ra ngày 28/2 vừa qua, RBS cho biết phần lớn trong khoản lỗ trước thuế nói trên là do ngân hàng phải trả khoản phí 4,6 tỷ bảng (hơn 7,3 tỷ USD) do những thay đổi về giá trị tín dụng của ngân hàng, một cách thức tính chi phí mà RBS sẽ phải bỏ ra để mua lại các tài sản của mình.
Ngoài ra, RBS cũng phải chi ra hơn 380 triệu bảng (khoảng 620 triệu USD) để nộp phạt cho các nhà chức trách Anh và Mỹ vì dính líu đến vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor) - lãi suất tham chiếu cho các hoạt động vay mượn trên toàn thế giới.
[NH Hoàng gia Scotland bị phạt hơn 620 triệu USD]
Trước đó, RBS tuyên bố sẽ giảm các khoản tiền thưởng trong năm 2012 và thu hồi những khoản tiền thưởng không đúng đối tượng trước đó nhằm thu lại 302 triệu bảng (hơn 483 tỷ USD) để trả khoản tiền phạt này.
Một phần trong khoản thua lỗ trong năm vừa qua là do RBS cũng đã phải trích lập quỹ dự phòng 700 triệu bảng (khoảng 1,12 tỷ USD) để bồi thường cho việc bán sai các sản phẩm hoán đổi lãi suất.
Trong quý 4/2012, RBS cũng phải để dành ra 450 triệu bảng (720 triệu USD) để bồi thường cho các khách hàng vì đã bán sai các bảo hiểm bảo vệ thanh toán (PPI), nâng tổng số tiền mà ngân hàng này phải dự phòng để cho trả cho vụ scandal này lên tới 2,2 tỷ bảng (3,52 tỷ USD). Tính đến 31/12/2012, RBS đã bồi thường 1,3 tỷ bảng (2,08 tỷ USD) cho các khách hàng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu không tính các khoản chi phí kể trên, lợi nhuận từ hoạt động cơ bản của ngân hàng này là 3,5 tỷ bảng (5,6 tỷ USD). Năm 2011, lỗ trước thuế của RBS là 766 triệu bảng (1,22 tỷ USD).
RBS đang đề nghị Chính phủ Anh bán cổ phần ở ngân hàng này từ năm 2014, với kế hoạch ban đầu chỉ bán 1/4 số cổ phiếu và số còn lại sẽ bán vào các năm tiếp theo./.
Đây là năm thứ năm liên tiếp RBS bị thua lỗ kể từ khi nhận được gói cứu trợ của Chính phủ Anh năm 2008. Hiện Chính phủ Anh đang nắm giữ 81% cổ phần của ngân hàng này.
Trong một thông cáo đưa ra ngày 28/2 vừa qua, RBS cho biết phần lớn trong khoản lỗ trước thuế nói trên là do ngân hàng phải trả khoản phí 4,6 tỷ bảng (hơn 7,3 tỷ USD) do những thay đổi về giá trị tín dụng của ngân hàng, một cách thức tính chi phí mà RBS sẽ phải bỏ ra để mua lại các tài sản của mình.
Ngoài ra, RBS cũng phải chi ra hơn 380 triệu bảng (khoảng 620 triệu USD) để nộp phạt cho các nhà chức trách Anh và Mỹ vì dính líu đến vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor) - lãi suất tham chiếu cho các hoạt động vay mượn trên toàn thế giới.
[NH Hoàng gia Scotland bị phạt hơn 620 triệu USD]
Trước đó, RBS tuyên bố sẽ giảm các khoản tiền thưởng trong năm 2012 và thu hồi những khoản tiền thưởng không đúng đối tượng trước đó nhằm thu lại 302 triệu bảng (hơn 483 tỷ USD) để trả khoản tiền phạt này.
Một phần trong khoản thua lỗ trong năm vừa qua là do RBS cũng đã phải trích lập quỹ dự phòng 700 triệu bảng (khoảng 1,12 tỷ USD) để bồi thường cho việc bán sai các sản phẩm hoán đổi lãi suất.
Trong quý 4/2012, RBS cũng phải để dành ra 450 triệu bảng (720 triệu USD) để bồi thường cho các khách hàng vì đã bán sai các bảo hiểm bảo vệ thanh toán (PPI), nâng tổng số tiền mà ngân hàng này phải dự phòng để cho trả cho vụ scandal này lên tới 2,2 tỷ bảng (3,52 tỷ USD). Tính đến 31/12/2012, RBS đã bồi thường 1,3 tỷ bảng (2,08 tỷ USD) cho các khách hàng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu không tính các khoản chi phí kể trên, lợi nhuận từ hoạt động cơ bản của ngân hàng này là 3,5 tỷ bảng (5,6 tỷ USD). Năm 2011, lỗ trước thuế của RBS là 766 triệu bảng (1,22 tỷ USD).
RBS đang đề nghị Chính phủ Anh bán cổ phần ở ngân hàng này từ năm 2014, với kế hoạch ban đầu chỉ bán 1/4 số cổ phiếu và số còn lại sẽ bán vào các năm tiếp theo./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)