Báo chí Đức tiết lộ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tạm thời đứng ra bảo lãnh cho Hy Lạp được cấp thêm tín dụng, tránh để Athens bị mất khả năng thanh toán, qua đó giúp Hy Lạp cầm cự được đến tháng 9/2012.
Trong khi chờ đợi ba nhà tài trợ quốc tế gồm Liên minh châu Âu (EU), BCE và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháo khoán thêm cho Athens một khoản cứu trợ mới trị giá 31 tỷ USD vào tháng Chín, ECB hôm 2/8 đã đồng ý bảo lãnh để Hy Lạp có thể vay 4 tỷ euro tín dụng.
Biện pháp này giúp cho Hy Lạp huy động được 7 tỷ euro tín dụng cần thiết, trong đó 3 tỷ euro được Ngân hàng Trung ương Hy Lạp bảo lãnh và 4 tỷ còn lại do ECB bảo đảm.
Hy Lạp là mắt xích yếu kém nhất trong khối 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Athens đã nhận được hai gói cứu trợ tài chính của quốc tế với tổng trị giá lên tới 380 tỷ euro, được chia thành nhiều giai đoạn.
Mặc dù Athens và các nhà tài trợ quốc tế vừa đạt được đồng thuận để Hy Lạp nhận được một khoản trợ giúp mới trong gói hỗ trợ 380 tỷ euro nêu trên, nhưng trong tháng Tám nước này đã phải thanh toán nợ đáo hạn, trong khi khoản hỗ trợ của châu Âu và IMF sẽ chỉ được giải ngân vào tháng sau.
Báo chí Đức chỉ rõ sự can thiệp của ECB là một ngoại lệ và định chế tài chính châu Âu này sẽ không cứu xét thêm bất kỳ trường hợp nào nữa, kể cả khi được một vài thành viên khác trong Eurozone yêu cầu can thiệp./.
Trong khi chờ đợi ba nhà tài trợ quốc tế gồm Liên minh châu Âu (EU), BCE và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháo khoán thêm cho Athens một khoản cứu trợ mới trị giá 31 tỷ USD vào tháng Chín, ECB hôm 2/8 đã đồng ý bảo lãnh để Hy Lạp có thể vay 4 tỷ euro tín dụng.
Biện pháp này giúp cho Hy Lạp huy động được 7 tỷ euro tín dụng cần thiết, trong đó 3 tỷ euro được Ngân hàng Trung ương Hy Lạp bảo lãnh và 4 tỷ còn lại do ECB bảo đảm.
Hy Lạp là mắt xích yếu kém nhất trong khối 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Athens đã nhận được hai gói cứu trợ tài chính của quốc tế với tổng trị giá lên tới 380 tỷ euro, được chia thành nhiều giai đoạn.
Mặc dù Athens và các nhà tài trợ quốc tế vừa đạt được đồng thuận để Hy Lạp nhận được một khoản trợ giúp mới trong gói hỗ trợ 380 tỷ euro nêu trên, nhưng trong tháng Tám nước này đã phải thanh toán nợ đáo hạn, trong khi khoản hỗ trợ của châu Âu và IMF sẽ chỉ được giải ngân vào tháng sau.
Báo chí Đức chỉ rõ sự can thiệp của ECB là một ngoại lệ và định chế tài chính châu Âu này sẽ không cứu xét thêm bất kỳ trường hợp nào nữa, kể cả khi được một vài thành viên khác trong Eurozone yêu cầu can thiệp./.
(Vietnam+)