Giám đốc điều hành Ngân hàng Anh Barclays, Antony Jenkins, vừa lên tiếng cảnh báo ngân hàng này có thể cắt giảm tới 40.000 nhân viên trong số 140.000 nhân viên hiện nay khi mà các khách hàng đang dần chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng tự động.
Tại cuộc họp với các cổ đông mới đây, ông Jenkins và các nhà đầu tư đã thảo luận khả năng đưa Barclays phát triển theo hướng ngân hàng tự phục vụ, do đó cho phép số nhân viên còn lại tập trung vào việc cung cấp các giá trị gia tăng cho các khách hàng.
Ông Jenkins cũng khẳng định Barclays này sẽ đóng cửa bộ phận chuyên tư vấn về thuế cho các khách hàng giàu có của ngân hàng, đồng thời chấm dứt các hoạt động kinh doanh, đầu tư hàng hóa nông nghiệp.
Tuyên bố của ông Jenkins được đưa ra chỉ một tháng sau khi Barclays công bố kế hoạch cắt giảm 3.700 việc làm trong một nỗ lực cải tổ triệt để các hoạt động của ngân hàng này trên toàn thế giới.
Với kế hoạch cắt giảm nhân viên này, Barclays hy vọng có thể tiết kiệm được 1,7 tỷ bảng (tương đương 2,72 tỷ USD) tiền chi phí hoạt động, đồng thời phục hồi danh tiếng của ngân hàng sau vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor), dẫn đến sự ra đi của Chủ tịch Marcus Agius và Giám đốc điều hành Bob Diamond hồi giữa năm ngoái.
[Barclays nộp tới 290 triệu bảng vì thao túng lãi suất]
Liên quan đến vụ scandal này, Barclays cũng phải nộp khoản tiền phạt lên tới 290 triệu bảng (450 triệu USD) cho các nhà chức trách Mỹ và Anh. Ngoài ra, ngân hàng này cũng đang phải đối mặt với khoản tiền phạt hàng trăm triệu USD từ các nhà chức trách Mỹ do bị cáo buộc thao túng thị trường năng lượng nước này.
Tháng 11/2012, Ủy ban điều tiết năng lượng liên bang Mỹ (FERC) đã đề xuất mức phạt Barclays lên tới 435 triệu USD cộng với khoản tiền đền bù 34,9 triệu USD vì cho rằng ngân hàng này đã vi phạm những quy định liên quan đến việc chống thao túng thị trường kinh doanh điện từ cuối năm 2006 đến năm 2008./.
Tại cuộc họp với các cổ đông mới đây, ông Jenkins và các nhà đầu tư đã thảo luận khả năng đưa Barclays phát triển theo hướng ngân hàng tự phục vụ, do đó cho phép số nhân viên còn lại tập trung vào việc cung cấp các giá trị gia tăng cho các khách hàng.
Ông Jenkins cũng khẳng định Barclays này sẽ đóng cửa bộ phận chuyên tư vấn về thuế cho các khách hàng giàu có của ngân hàng, đồng thời chấm dứt các hoạt động kinh doanh, đầu tư hàng hóa nông nghiệp.
Tuyên bố của ông Jenkins được đưa ra chỉ một tháng sau khi Barclays công bố kế hoạch cắt giảm 3.700 việc làm trong một nỗ lực cải tổ triệt để các hoạt động của ngân hàng này trên toàn thế giới.
Với kế hoạch cắt giảm nhân viên này, Barclays hy vọng có thể tiết kiệm được 1,7 tỷ bảng (tương đương 2,72 tỷ USD) tiền chi phí hoạt động, đồng thời phục hồi danh tiếng của ngân hàng sau vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor), dẫn đến sự ra đi của Chủ tịch Marcus Agius và Giám đốc điều hành Bob Diamond hồi giữa năm ngoái.
[Barclays nộp tới 290 triệu bảng vì thao túng lãi suất]
Liên quan đến vụ scandal này, Barclays cũng phải nộp khoản tiền phạt lên tới 290 triệu bảng (450 triệu USD) cho các nhà chức trách Mỹ và Anh. Ngoài ra, ngân hàng này cũng đang phải đối mặt với khoản tiền phạt hàng trăm triệu USD từ các nhà chức trách Mỹ do bị cáo buộc thao túng thị trường năng lượng nước này.
Tháng 11/2012, Ủy ban điều tiết năng lượng liên bang Mỹ (FERC) đã đề xuất mức phạt Barclays lên tới 435 triệu USD cộng với khoản tiền đền bù 34,9 triệu USD vì cho rằng ngân hàng này đã vi phạm những quy định liên quan đến việc chống thao túng thị trường kinh doanh điện từ cuối năm 2006 đến năm 2008./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)