Thời gian gần đây, khi các cơ quan chức năng mạnh tay thì tình trạng buôn lậu gà thải loại nhập lậu từ Trung Quốc đã có dấu hiệu lắng xuống. Nhưng để chống nhờn thuốc, thì cần phải có những biện pháp căn cơ và dài hơi mới hy vọng giải quyết triệt để vấn đề trên.
Điểm "nóng" đã lắng xuống
Chợ Hà Vĩ thuộc xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội là một trong những chợ đầu mối buôn bán gia cầm lớn nhất trên địa bàn Thủ đô (chiếm 80% nguồn cung cho Hà Nội).
Trước đây, chợ Hà Vĩ có 162 hộ kinh doanh, những ngày cao điểm đầu năm 2012, lượng gia cầm tiêu thụ tại đây có thể lên 80-120 tấn/ngày, trong đó số lượng gà thải loại nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm hơn 30% gây nhức nhối cho dư luận trong một thời gian dài.
Cơ bản kiểm soát tình trạng nhập lậu gà thải loại
Hà Nội: Thu giữ trên 3,5 tấn gà thải loại, nhập lậu
Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường các biện pháp nhằm dẹp nạn vận chuyển kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được Hà Nội triển khai.
Cụ thể, Hà Nội đã thành lập các đội cơ động ứng trực 24/24 giờ, chốt chặn tại những điểm nóng và tuyến quốc lộ, không để gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch lọt vào địa bàn.
Sự vào cuộc quyết liệt đã có hiệu quả rõ rệt. Trao đổi với Vietnam+, ông Lê Xuân Viết, Trưởng Ban quản lý chợ Hà Vĩ cho biết, hiện không còn gà lậu kinh doanh tại chợ Hà Vĩ. Trong 16 hộ trước kia là đầu nậu gà Trung Quốc thì nay đã có 4 hộ chuyển hướng sang kinh doanh gà trong nước, 2 hộ cho thuê cửa hàng còn 9 hộ đang tạm nghỉ kinh doanh.
Sau gần một tháng chuyển sang kinh doanh gà nội địa, dù mối quan hệ bạn hàng gần như phải làm lại từ đầu nhưng theo chị Nguyễn Thị Hoa, chủ kiốt A5 (trước kinh doanh gà Trung Quốc), thì đây không phải là vấn đề quá khó, số lượng người đặt mua đang nhiều lên, thu nhập cũng dần ổn định hơn.
Trong khi với chị Vân, chủ kiốt đối diện cũng chung tâm sự, không phải lo làm ăn theo kiểu "chụp giật" vừa làm vừa phải đối phó với cơ quan chức năng để tránh bị bắt hàng như trước nữa.
Có được những kết quả trên là nhờ sự linh hoạt của chính quyền địa phương và Ban Quản lý chợ. Khi chuyển đổi, mỗi hộ sẽ được tạm thời miễn không phải đóng tiền vệ sinh hàng tháng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm ổn định kinh doanh.
"Ban quản lý chợ sẽ giám sát thường xuyên, nhưng cần phải kích cầu để đưa thương hiệu chợ Hà Vĩ lên tốt hơn," ông Viết đề xuất.
Tránh bắt cóc bỏ đĩa
Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi năm, lượng gà thải loại nhập lậu tuồn về Việt Nam lên đến 70.000 - 100.000 tấn, chưa kể gia cầm giống khoảng 15 - 30 triệu con với giá siêu rẻ đã làm điêu đứng ngành chăn nuôi nước ta trong một thời gian dài.
Thực tế tại chợ Hà Vĩ cho thấy, khi các lực lượng làm quyết liệt, "dịch" gà lậu lắng xuống thì các tiểu thương làm ăn chân chính đều yên tâm bỏ vốn kinh doanh qua đó kích thích các hộ chăn nuôi trong nước đẩy nhanh việc tái đàn.
Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu thì câu trả lời vẫn đang nằm trong tay các cơ quan chức năng. Bởi theo ý kiến của ông Lê Xuân Viết, trong 9/16 hộ đang tạm ngừng kinh doanh thì phần đông họ vẫn đang nghe ngóng chờ cơ hội, nếu chỉ làm chiếu lệ thì nguy cơ quay trở lại làm hàng lậu sẽ rất cao.
Do vậy, sau khi kiểm tra thực tế tại huyện Thường Tín, Phú Xuyên, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng yêu cầu các lực lượng thường trực và cơ động chống gà nhập lậu của Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát, chốt chặn các điểm nóng và tuyến đường mà các đầu nậu có thể đi qua.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng thường xuyên cập nhật tình hình để có những biện pháp dài hơi không để hiện tượng bắt cóc bỏ đĩa gây "nhờn" thuốc như thời gian qua.
Ủy ban nhân dân Hà Nội cũng vừa phê duyệt đề án ngăn chặn gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch trên địa bàn thủ đô, đồng thời thành lập Đội cơ động để kiểm tra, kiểm soát gà lậu.
Mới đây, ngày 10/11 khi làm việc với Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu phân rõ trách nhiệm của từng ban, ngành ở địa phương. Đặc biệt là tập trung vào việc nâng cao ý thức con người nhằm giải quyết tận gốc.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương hoàn thành Đề án ngăn chặn gà không rõ nguồn gốc, có nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhập lậu vào Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Đặc biệt là nguồn cung gà nội địa cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh làm rối loạn thị trường và nguy cơ tăng giá dịp cuối năm./.
Điểm "nóng" đã lắng xuống
Chợ Hà Vĩ thuộc xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội là một trong những chợ đầu mối buôn bán gia cầm lớn nhất trên địa bàn Thủ đô (chiếm 80% nguồn cung cho Hà Nội).
Trước đây, chợ Hà Vĩ có 162 hộ kinh doanh, những ngày cao điểm đầu năm 2012, lượng gia cầm tiêu thụ tại đây có thể lên 80-120 tấn/ngày, trong đó số lượng gà thải loại nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm hơn 30% gây nhức nhối cho dư luận trong một thời gian dài.
Cơ bản kiểm soát tình trạng nhập lậu gà thải loại
Hà Nội: Thu giữ trên 3,5 tấn gà thải loại, nhập lậu
Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường các biện pháp nhằm dẹp nạn vận chuyển kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được Hà Nội triển khai.
Cụ thể, Hà Nội đã thành lập các đội cơ động ứng trực 24/24 giờ, chốt chặn tại những điểm nóng và tuyến quốc lộ, không để gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch lọt vào địa bàn.
Sự vào cuộc quyết liệt đã có hiệu quả rõ rệt. Trao đổi với Vietnam+, ông Lê Xuân Viết, Trưởng Ban quản lý chợ Hà Vĩ cho biết, hiện không còn gà lậu kinh doanh tại chợ Hà Vĩ. Trong 16 hộ trước kia là đầu nậu gà Trung Quốc thì nay đã có 4 hộ chuyển hướng sang kinh doanh gà trong nước, 2 hộ cho thuê cửa hàng còn 9 hộ đang tạm nghỉ kinh doanh.
Sau gần một tháng chuyển sang kinh doanh gà nội địa, dù mối quan hệ bạn hàng gần như phải làm lại từ đầu nhưng theo chị Nguyễn Thị Hoa, chủ kiốt A5 (trước kinh doanh gà Trung Quốc), thì đây không phải là vấn đề quá khó, số lượng người đặt mua đang nhiều lên, thu nhập cũng dần ổn định hơn.
Trong khi với chị Vân, chủ kiốt đối diện cũng chung tâm sự, không phải lo làm ăn theo kiểu "chụp giật" vừa làm vừa phải đối phó với cơ quan chức năng để tránh bị bắt hàng như trước nữa.
Có được những kết quả trên là nhờ sự linh hoạt của chính quyền địa phương và Ban Quản lý chợ. Khi chuyển đổi, mỗi hộ sẽ được tạm thời miễn không phải đóng tiền vệ sinh hàng tháng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm ổn định kinh doanh.
"Ban quản lý chợ sẽ giám sát thường xuyên, nhưng cần phải kích cầu để đưa thương hiệu chợ Hà Vĩ lên tốt hơn," ông Viết đề xuất.
Tránh bắt cóc bỏ đĩa
Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi năm, lượng gà thải loại nhập lậu tuồn về Việt Nam lên đến 70.000 - 100.000 tấn, chưa kể gia cầm giống khoảng 15 - 30 triệu con với giá siêu rẻ đã làm điêu đứng ngành chăn nuôi nước ta trong một thời gian dài.
Thực tế tại chợ Hà Vĩ cho thấy, khi các lực lượng làm quyết liệt, "dịch" gà lậu lắng xuống thì các tiểu thương làm ăn chân chính đều yên tâm bỏ vốn kinh doanh qua đó kích thích các hộ chăn nuôi trong nước đẩy nhanh việc tái đàn.
Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu thì câu trả lời vẫn đang nằm trong tay các cơ quan chức năng. Bởi theo ý kiến của ông Lê Xuân Viết, trong 9/16 hộ đang tạm ngừng kinh doanh thì phần đông họ vẫn đang nghe ngóng chờ cơ hội, nếu chỉ làm chiếu lệ thì nguy cơ quay trở lại làm hàng lậu sẽ rất cao.
Do vậy, sau khi kiểm tra thực tế tại huyện Thường Tín, Phú Xuyên, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng yêu cầu các lực lượng thường trực và cơ động chống gà nhập lậu của Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát, chốt chặn các điểm nóng và tuyến đường mà các đầu nậu có thể đi qua.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng thường xuyên cập nhật tình hình để có những biện pháp dài hơi không để hiện tượng bắt cóc bỏ đĩa gây "nhờn" thuốc như thời gian qua.
Ủy ban nhân dân Hà Nội cũng vừa phê duyệt đề án ngăn chặn gia cầm nhập lậu, chưa qua kiểm dịch trên địa bàn thủ đô, đồng thời thành lập Đội cơ động để kiểm tra, kiểm soát gà lậu.
Mới đây, ngày 10/11 khi làm việc với Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu phân rõ trách nhiệm của từng ban, ngành ở địa phương. Đặc biệt là tập trung vào việc nâng cao ý thức con người nhằm giải quyết tận gốc.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương hoàn thành Đề án ngăn chặn gà không rõ nguồn gốc, có nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhập lậu vào Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Đặc biệt là nguồn cung gà nội địa cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh làm rối loạn thị trường và nguy cơ tăng giá dịp cuối năm./.
Đức Duy (Vietnam+)