Ngắm ấn vàng, kim sách trưng bày trong không gian nghệ thuật sắp đặt ánh sáng

Triển lãm Châu bản triều Nguyễn kết hợp trình chiếu ánh sáng, đưa người xem ngược dòng quá khứ, trở về không gian lịch sử vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Trưng bày “Châu bản triều Nguyễn-Ký ức một triều đại” đang diễn ra tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội giới thiệu những tư liệu quý được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu Thế giới. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trong số các hiện vật có ấn vàng “Mệnh đức chi bảo” được đúc bằng vàng, niên đại Vua Gia Long (1802-1819). Quai đúc hình rồng đứng, đầu quay lại lưng, miệng ngậm ngọc, 2 sừng dài, lưng cong, đuôi cụp lại với 7 tia xoè hình ngọn lửa, chân 5 móng. Kim Bảo này được dùng đóng trên các văn bản ban thưởng cho quan viên có công lao lớn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trong bộ sưu tập Kim Ngọc Bảo Tỷ lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam hiện còn 11 chiếc kim bảo đúc dưới đời vua Gia Long. Những kim bảo này đều được đúc bằng vàng và bạc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trải qua 143 năm tồn tại (1802-1945), triều Nguyễn đã lưu dấu ấn trong lịch sử về thống nhất giang sơn, xác lập chủ quyền, quan hệ bang giao, kiến thiết kinh đô, văn hóa giáo dục, đời sống xã hội, thiết chế hành chính, chế định luật pháp, khoa cử thư tịch…, tất cả đều được phản ánh rõ nét qua Châu bản triều Nguyễn.(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Kim sách bằng vàng, niên hiệu Gia Long năm thứ 18 (1819) ghi chép việc Hoàng đế Minh Mạng đăng cơ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Một trong những điểm đáng chú ý của trưng bày lần này là không gian thiết kế ấn tượng kết hợp công nghệ trình chiếu ánh sáng, nghệ thuật sắp đặt, làm tôn lên giá trị của tài liệu, hiện vật, hứa hẹn đem đến cho người xem những trải nghiệm sống động. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bên cạnh đó, khách tham quan còn được trực tiếp tương tác để tìm hiểu, khám phá thêm nhiều thông tin lịch sử bổ ích, thú vị từ Châu bản. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Châu bản triều Nguyễn là hệ thống văn bản hành chính trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền triều Nguyễn, bao gồm văn bản do các Hoàng đế ban hành và văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực màu son đỏ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nhiều văn bản chữ Hán, chữ Nôm đã được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế “giải mật,” dịch sang chữ quốc ngữ, có chú thích rõ ràng bối cảnh lịch sử và trưng bày phục vụ công chúng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Ngự bút của Vua Tự Đức trong Châu bản năm Tự Đức thứ 12 (1859) cho thấy nỗi niềm trăn trở của vua đối với các tướng sỹ nơi chiến trường. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Khung cảnh Hoàng thành Thăng Long xưa.
Lục đầu bài được các quan dùng để xin dâng tấu về việc gì đó. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra thành sách. Mộc bản triều Nguyễn là Di sản Tư liệu Thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Châu bản là tài liệu hành chính gốc duy nhất ở Việt Nam và thuộc số ít trên thế giới còn lưu được bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế trên văn bản. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Cảnh xử tội ở pháp đình.
Lễ phục mạng (tức lễ báo công) trước sân Điện Cần Chánh (Hoàng thành Huế).
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục