Trong cuộc họp cấp cao hôm 5/9, Nga và Ukraine vẫn chưa giải quyết được bất đồng về vấn đề khí đốt, làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung khí đốt cho châu Âu có thể bị gián đoạn lần thứ hai trong 3 năm qua.
Hiện 80% lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu được vận chuyển bằng những đường ống dẫn khí đốt chạy qua Ukraine.
Tuần trước, Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov tuyên bố chính phủ nước này sẵn sàng khởi kiện Nga, nhằm hủy hợp đồng mua bán khí đốt mà cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko ký năm 2009.
Theo bản hợp đồng có thời hạn 10 năm này, Mátxcơva sẽ bán khí đốt cho Ukraine với giá 450 USD/1.000m3. Mặc dù, Nga đã hạ 30% giá bán khí đốt cho Ukraine, nhưng Kiev cho rằng giá bán hiện tại vẫn là quá cao.
Cụ thể, từ quý 3 năm nay, giá khí đốt Nga bán cho Ukraine đã lên tới 354 USD/1.000m3, tăng gần 20% và dự báo giá bán sẽ trong quý 4 tới. Thậm chí giá có thể sẽ lên tới 388 USD/1.000m3 khi mùa Đông đến.
Dấu hiệu trục trặc về khí đốt giữa Nga và Ukraine xuất hiện từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và người đồng cấp Ukraine Viktor Yanukovych hồi tháng Tám vừa qua, khi hai bên không đạt được một thỏa thuận nào trong lĩnh vực khí đốt.
Từ lâu Nga đã thể hiện rõ quan điểm chỉ có thể giảm giá khí đốt với điều kiện Ukraine gia nhập Liên minh Thuế quan (Nga-Belarus-Kazakhstan) cũng như nhượng lại quyền kiểm soát Tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz của Ukraine cho tập đoàn Gazprom của Nga.
Tuy nhiên, Ukraine kiên quyết từ chối tham gia liên minh thuế quan này, cũng như đề xuất kiểm soát Naftogaz. Thay vào đó, Kiev đặt mục tiêu giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga từ 40 tỷ m3 trong năm nay xuống 20 tỷ m3 vào năm 2012.
Ngoài những rắc rối liên quan tới khí đốt, Ukraine còn không bằng lòng trước việc Nga xúc tiến hai dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt qua biển Baltic (dòng chảy phương Bắc) và qua biển Đen (dòng chảy phương Nam), trong khi vẫn phớt lờ đề nghị của Kiev về việc đầu tư nâng cấp hệ thống vận chuyển khí đốt qua Ukraine.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Mátxcơva đang theo đuổi các nguyên tắc đối tác chiến lược với Ukraine và đây là đường lối không thay đổi của các lãnh đạo Nga, nhằm thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước./.
Hiện 80% lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu được vận chuyển bằng những đường ống dẫn khí đốt chạy qua Ukraine.
Tuần trước, Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov tuyên bố chính phủ nước này sẵn sàng khởi kiện Nga, nhằm hủy hợp đồng mua bán khí đốt mà cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko ký năm 2009.
Theo bản hợp đồng có thời hạn 10 năm này, Mátxcơva sẽ bán khí đốt cho Ukraine với giá 450 USD/1.000m3. Mặc dù, Nga đã hạ 30% giá bán khí đốt cho Ukraine, nhưng Kiev cho rằng giá bán hiện tại vẫn là quá cao.
Cụ thể, từ quý 3 năm nay, giá khí đốt Nga bán cho Ukraine đã lên tới 354 USD/1.000m3, tăng gần 20% và dự báo giá bán sẽ trong quý 4 tới. Thậm chí giá có thể sẽ lên tới 388 USD/1.000m3 khi mùa Đông đến.
Dấu hiệu trục trặc về khí đốt giữa Nga và Ukraine xuất hiện từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và người đồng cấp Ukraine Viktor Yanukovych hồi tháng Tám vừa qua, khi hai bên không đạt được một thỏa thuận nào trong lĩnh vực khí đốt.
Từ lâu Nga đã thể hiện rõ quan điểm chỉ có thể giảm giá khí đốt với điều kiện Ukraine gia nhập Liên minh Thuế quan (Nga-Belarus-Kazakhstan) cũng như nhượng lại quyền kiểm soát Tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz của Ukraine cho tập đoàn Gazprom của Nga.
Tuy nhiên, Ukraine kiên quyết từ chối tham gia liên minh thuế quan này, cũng như đề xuất kiểm soát Naftogaz. Thay vào đó, Kiev đặt mục tiêu giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga từ 40 tỷ m3 trong năm nay xuống 20 tỷ m3 vào năm 2012.
Ngoài những rắc rối liên quan tới khí đốt, Ukraine còn không bằng lòng trước việc Nga xúc tiến hai dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt qua biển Baltic (dòng chảy phương Bắc) và qua biển Đen (dòng chảy phương Nam), trong khi vẫn phớt lờ đề nghị của Kiev về việc đầu tư nâng cấp hệ thống vận chuyển khí đốt qua Ukraine.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Mátxcơva đang theo đuổi các nguyên tắc đối tác chiến lược với Ukraine và đây là đường lối không thay đổi của các lãnh đạo Nga, nhằm thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)