Ngày 22/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Nga và Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin đã chứng kiến lễ ký một loạt thỏa thuận, bao gồm các thỏa thuận về năng lượng, như một động thái nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác vốn đã chặt chẽ giữa hai nước.
Sau cuộc hội đàm, Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký tuyên bố chung về hợp tác cùng có lợi và củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo cũng chủ trì lễ ký thỏa thuận giữa tập đoàn năng lượng Rosneft của Nga và Công ty CNPC thuộc sở hữu Nhà nước Trung Quốc. Theo đó, Mátxcơva từng bước tăng nguồn cung dầu mỏ sang Trung Quốc từ 15 triệu tấn/năm hiện nay lên đỉnh cao 31 triệu tấn/năm trong 25 năm tới, trong khi Rosneft sẽ nhận một khoản vay 2,0 tỷ USD từ Trung Quốc. Hai bên sẽ ký thỏa thuận cho vay trong thời gian tới.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận sơ bộ mở đường cho một hợp đồng kéo dài 30 năm, theo đó, Nga bắt đầu chuyển khí đốt sang Trung Quốc theo "tuyến đường phương Đông" từ năm 2018, với mức cung cấp ban đầu là 38 tỷ m3, trước khi tăng lên 60 tỷ m3.
Theo người đứng đầu Gazprom Alexei Miller, hai bên sẽ ký văn bản pháp lý liên quan hợp đồng này vào tháng Sáu tới và sẽ ký hợp đồng chính thức vào cuối năm nay.
Trước đó trong ngày, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và người đồng cấp Trung Quốc Uông Dương đã chứng kiến lễ ký một loạt thỏa thuận khác, bao gồm thỏa thuận trị giá 2,0 tỷ USD liên quan Công ty En+Group của Nga và tập đoàn than Shenhua Group lớn nhất của Trung Quốc về phát triển các nguồn than ở vùng Viễn Đông của Nga.
Phát biểu tại Điện Kremlin, ông Tập Cận Bình đánh giá việc ký các thỏa thuận trên là bước đột phá trong quan hệ Nga-Trung Quốc, đồng thời cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí với một thỏa thuận có thể dẫn đến việc Nga, nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, tăng nguồn cung cấp dầu mỏ sang Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới
Theo ông Tập Cận Bình, sự hợp tác Nga-Trung Quốc trên lĩnh vực năng lượng là "triệt để, quy mô đầy đủ và toàn diện."
Tổng thống Putin đánh giá chuyến thăm của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa lịch sử với những kết quả tích cực. Theo ông, kim ngạch trao đổi thương mại Nga-Trung Quốc có thể đạt 100 tỷ USD từ năm 2015.
Nga muốn đa dạng hóa các thị trường năng lượng của mình, chứ không chỉ nhắm vào thị trường châu Âu và cũng cần hoàn tất thỏa thuận khí đốt lớn với Trung Quốc, vốn đang sa lầy vì những tranh cãi về giá cả.
Trước chuyến thăm Nga, ông Tập Cận Bình tuyên bố muốn hợp tác với ông Putin để phát triển sự hợp tác chiến lược Nga-Trung Quốc. Theo các chuyên gia, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc có thể tận dụng chuyến thăm này để hoạch định lộ trình hợp tác trong 10 năm tới./.
Sau cuộc hội đàm, Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký tuyên bố chung về hợp tác cùng có lợi và củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo cũng chủ trì lễ ký thỏa thuận giữa tập đoàn năng lượng Rosneft của Nga và Công ty CNPC thuộc sở hữu Nhà nước Trung Quốc. Theo đó, Mátxcơva từng bước tăng nguồn cung dầu mỏ sang Trung Quốc từ 15 triệu tấn/năm hiện nay lên đỉnh cao 31 triệu tấn/năm trong 25 năm tới, trong khi Rosneft sẽ nhận một khoản vay 2,0 tỷ USD từ Trung Quốc. Hai bên sẽ ký thỏa thuận cho vay trong thời gian tới.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận sơ bộ mở đường cho một hợp đồng kéo dài 30 năm, theo đó, Nga bắt đầu chuyển khí đốt sang Trung Quốc theo "tuyến đường phương Đông" từ năm 2018, với mức cung cấp ban đầu là 38 tỷ m3, trước khi tăng lên 60 tỷ m3.
Theo người đứng đầu Gazprom Alexei Miller, hai bên sẽ ký văn bản pháp lý liên quan hợp đồng này vào tháng Sáu tới và sẽ ký hợp đồng chính thức vào cuối năm nay.
Trước đó trong ngày, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và người đồng cấp Trung Quốc Uông Dương đã chứng kiến lễ ký một loạt thỏa thuận khác, bao gồm thỏa thuận trị giá 2,0 tỷ USD liên quan Công ty En+Group của Nga và tập đoàn than Shenhua Group lớn nhất của Trung Quốc về phát triển các nguồn than ở vùng Viễn Đông của Nga.
Phát biểu tại Điện Kremlin, ông Tập Cận Bình đánh giá việc ký các thỏa thuận trên là bước đột phá trong quan hệ Nga-Trung Quốc, đồng thời cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí với một thỏa thuận có thể dẫn đến việc Nga, nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, tăng nguồn cung cấp dầu mỏ sang Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới
Theo ông Tập Cận Bình, sự hợp tác Nga-Trung Quốc trên lĩnh vực năng lượng là "triệt để, quy mô đầy đủ và toàn diện."
Tổng thống Putin đánh giá chuyến thăm của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa lịch sử với những kết quả tích cực. Theo ông, kim ngạch trao đổi thương mại Nga-Trung Quốc có thể đạt 100 tỷ USD từ năm 2015.
Nga muốn đa dạng hóa các thị trường năng lượng của mình, chứ không chỉ nhắm vào thị trường châu Âu và cũng cần hoàn tất thỏa thuận khí đốt lớn với Trung Quốc, vốn đang sa lầy vì những tranh cãi về giá cả.
Trước chuyến thăm Nga, ông Tập Cận Bình tuyên bố muốn hợp tác với ông Putin để phát triển sự hợp tác chiến lược Nga-Trung Quốc. Theo các chuyên gia, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc có thể tận dụng chuyến thăm này để hoạch định lộ trình hợp tác trong 10 năm tới./.
(TTXVN)