Trả lời phỏng vấn báo giới đầu tuần này, Aniko Kostyal, phụ trách phát triển thị trường Nga của hãng thời trang Mango (Tây Ban Nha), nói rằng sau Trung Quốc, Nga nằm trong chiến lược thị trường quan trọng hàng đầu của Mango.
Theo kế hoạch, Mango sẽ tăng gấp đôi số cửa hàng của hãng ở Nga trong ba năm tới, trong bối cảnh thời trang Mango ngày càng chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng trung lưu Nga.
Quan chức trên của Mango cho biết Nga là một nước lớn và là một thị trường có định hướng tốt về thời trang.
Trong nhóm BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) thì Nga chỉ xếp sau Trung Quốc về mức tăng tiêu thụ các mặt hàng thời trang.
Mango là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha tại nước ngoài, sau Inditex (thuộc Zara).
Đầu năm nay, hãng đã cho mở các văn phòng tại Nga và Trung Quốc để tập trung phát triển hai thị trường chiến lược này.
Cũng giống như đối thủ Zara, Mango đang rất nỗ lực chinh phục thị trường ngoài nước, do kinh tế trong nước sa sút mạnh khiến cứ năm người Tây Ban Nha có một người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo của Nga lại khá chuộng thời trang Mango vì chất liệu cũng như kiểu dáng đa dạng của thương hiệu này.
Năm ngoái, doanh số bán tại Nga đóng góp 5% trong tổng doanh thu 80 triệu euro (114,4 triệu USD) của Mango trên toàn cầu.
Trong kế hoạch mở 300 cửa hàng Mango mỗi năm trên thế giới, 30 cửa hàng của hãng này sẽ xuất hiện tại Nga.Mango đánh giá cao tiềm năng lớn của thị trường Nga - nền kinh tế ước đạt 1.500 tỷ USD và phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu khí.
Theo dự đoán mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giá trị của kinh tế Nga sẽ tăng hơn gấp đôi lên 3.200 tỷ USD vào cuối năm 2016, đạt vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức./.
Theo kế hoạch, Mango sẽ tăng gấp đôi số cửa hàng của hãng ở Nga trong ba năm tới, trong bối cảnh thời trang Mango ngày càng chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng trung lưu Nga.
Quan chức trên của Mango cho biết Nga là một nước lớn và là một thị trường có định hướng tốt về thời trang.
Trong nhóm BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) thì Nga chỉ xếp sau Trung Quốc về mức tăng tiêu thụ các mặt hàng thời trang.
Mango là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha tại nước ngoài, sau Inditex (thuộc Zara).
Đầu năm nay, hãng đã cho mở các văn phòng tại Nga và Trung Quốc để tập trung phát triển hai thị trường chiến lược này.
Cũng giống như đối thủ Zara, Mango đang rất nỗ lực chinh phục thị trường ngoài nước, do kinh tế trong nước sa sút mạnh khiến cứ năm người Tây Ban Nha có một người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo của Nga lại khá chuộng thời trang Mango vì chất liệu cũng như kiểu dáng đa dạng của thương hiệu này.
Năm ngoái, doanh số bán tại Nga đóng góp 5% trong tổng doanh thu 80 triệu euro (114,4 triệu USD) của Mango trên toàn cầu.
Trong kế hoạch mở 300 cửa hàng Mango mỗi năm trên thế giới, 30 cửa hàng của hãng này sẽ xuất hiện tại Nga.Mango đánh giá cao tiềm năng lớn của thị trường Nga - nền kinh tế ước đạt 1.500 tỷ USD và phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu khí.
Theo dự đoán mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giá trị của kinh tế Nga sẽ tăng hơn gấp đôi lên 3.200 tỷ USD vào cuối năm 2016, đạt vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)