Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Eduard Nalbandian ngày 18/8 cho biết Nga sẽ kéo dài sự hiện diện quân sự tại Armenia và đảm bảo an ninh cho nước này theo một thỏa thuận mới sẽ được hai nước ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến Yerevan vào ngày 19/8 tới.
Phát biểu trên kênh tin tức Rusia 24, ông Nalbandian khẳng định thỏa thuận mới có ý nghĩa sâu rộng, cho phép Nga kéo dài thời hạn thuê căn cứ quân sự tại thành phố Gyumri của Armenia đến năm 2044, và nâng cấp sứ mệnh của khoảng 3.000 binh lính Nga đóng tại đây. Nga và Armenia ký thỏa thuận thuê căn cứ này năm 1995 với thời hạn 25 năm.
Ông Nalbandian cho biết bên cạnh bảo vệ các lợi ích của Liên bang Nga, binh lính Nga ở Gyumri sẽ phối hợp với các lực lượng vũ trang Armenia đảm bảo an ninh cho quốc gia này. Thỏa thuận cũng yêu cầu Nga phải tạo điều kiện để Armenia có được vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại.
Người phát ngôn đảng Cộng hòa cầm quyền ở Armenia, ông Eduard Sharmazanov, cho rằng thỏa thuận mới không chỉ bảo vệ các đường biên giới và an ninh của Armenia, mà còn giúp loại trừ khả năng Azerbaijan tìm cách dùng bạo lực giải quyết cuộc xung đột Nagorny Karabakh (khu vực nằm trên lãnh thổ Azerbaijan, song có đông người Armenia sinh sống và từ lâu là điểm nóng tranh chấp giữa hai nước này)./.
Phát biểu trên kênh tin tức Rusia 24, ông Nalbandian khẳng định thỏa thuận mới có ý nghĩa sâu rộng, cho phép Nga kéo dài thời hạn thuê căn cứ quân sự tại thành phố Gyumri của Armenia đến năm 2044, và nâng cấp sứ mệnh của khoảng 3.000 binh lính Nga đóng tại đây. Nga và Armenia ký thỏa thuận thuê căn cứ này năm 1995 với thời hạn 25 năm.
Ông Nalbandian cho biết bên cạnh bảo vệ các lợi ích của Liên bang Nga, binh lính Nga ở Gyumri sẽ phối hợp với các lực lượng vũ trang Armenia đảm bảo an ninh cho quốc gia này. Thỏa thuận cũng yêu cầu Nga phải tạo điều kiện để Armenia có được vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại.
Người phát ngôn đảng Cộng hòa cầm quyền ở Armenia, ông Eduard Sharmazanov, cho rằng thỏa thuận mới không chỉ bảo vệ các đường biên giới và an ninh của Armenia, mà còn giúp loại trừ khả năng Azerbaijan tìm cách dùng bạo lực giải quyết cuộc xung đột Nagorny Karabakh (khu vực nằm trên lãnh thổ Azerbaijan, song có đông người Armenia sinh sống và từ lâu là điểm nóng tranh chấp giữa hai nước này)./.
(TTXVN/Vietnam+)