Ngày 1/2, tại Nga tiếp tục diễn ra các hoạt động kỷ niệm 70 năm trận chiến lịch sử Stalingrad.
Ở thủ đô Mátxcơva, thay mặt Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin đón tiếp hơn 300 cựu chiến binh Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, từng tham gia trận chiến lịch sử Stalingrad cũng như đại diện các tổ chức quân đội-ái quốc. Trong số này có các anh hùng Xôviết, người đứng đầu các tổ chức cựu chiến binh, đại diện chính quyền hành pháp và lập pháp cũng như các nhà hoạt động văn hóa-xã hội.
Nhân dịp 70 năm chiến thắng lịch sử Stalingrad, tại Bảo tàng lịch sử chiến tranh ở St. Petersburg diễn ra cuộc triển lãm trưng bày chiếc máy chữ của hãng Adler đã in lệnh đầu hàng của Hitler tại Stalingrad.
Chiếc máy chữ này thuộc về bộ chỉ huy tập đoàn quân số 6 của Đức và đã in nhiều văn kiện liên quan đến một trong những trận đánh lớn nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ II, làm thay đổi cục diện trên chiến trường.
Lệnh đầu hàng, gửi Thống chế Đức Friedrich Paulius, viết rằng tình cảnh các binh sỹ Đức đang bị bao vây là rất khó khăn, họ bị đói, đối mặt với bệnh tật và giá lạnh, mà mùa Đông khắc nghiệt ở nước Nga mới chỉ bắt đầu, đồng thời cho phép đầu hàng để binh sỹ và sỹ quan Đức không phải tiếp tục phải đổ máu.
Triển lãm cũng trưng bày bản sao tối hậu thư gửi cho tập đoàn quân số 6 của Đức.
Tại thành phố anh hùng Volgograd cũng diễn ra hội thảo khoa học thực tiễn, tọa đàm về giá trị lịch sử của trận chiến Stalingrad. Hội nghị với chủ đề "Trận chiến Stalingrad và số phận của các dân tộc" này có sự than gia của đại diện 25 chủ thể của Nga, các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), cũng như đại diện các nước Anh, Cộng hòa Séc, Pháp, Italy và Ba Lan.
Trận chiến lịch sử đánh bại quân Đức tại Stalingrad kết thúc vào ngày 2/2/1943. Trận chiến vĩ đại diễn ra hai bên bờ sông Volga này có sự tham gia của 2 triệu người, 2.000 xe tăng, 25.000 khẩu đại bác và súng cối, hơn 2.000 máy bay. Cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô tại Stalingrad đã khiến cho quân đội phát xít Đức phải hứng chịu tổn thất nặng nề nhất kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ II./.
Ở thủ đô Mátxcơva, thay mặt Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Điện Kremlin đón tiếp hơn 300 cựu chiến binh Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, từng tham gia trận chiến lịch sử Stalingrad cũng như đại diện các tổ chức quân đội-ái quốc. Trong số này có các anh hùng Xôviết, người đứng đầu các tổ chức cựu chiến binh, đại diện chính quyền hành pháp và lập pháp cũng như các nhà hoạt động văn hóa-xã hội.
Nhân dịp 70 năm chiến thắng lịch sử Stalingrad, tại Bảo tàng lịch sử chiến tranh ở St. Petersburg diễn ra cuộc triển lãm trưng bày chiếc máy chữ của hãng Adler đã in lệnh đầu hàng của Hitler tại Stalingrad.
Chiếc máy chữ này thuộc về bộ chỉ huy tập đoàn quân số 6 của Đức và đã in nhiều văn kiện liên quan đến một trong những trận đánh lớn nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ II, làm thay đổi cục diện trên chiến trường.
Lệnh đầu hàng, gửi Thống chế Đức Friedrich Paulius, viết rằng tình cảnh các binh sỹ Đức đang bị bao vây là rất khó khăn, họ bị đói, đối mặt với bệnh tật và giá lạnh, mà mùa Đông khắc nghiệt ở nước Nga mới chỉ bắt đầu, đồng thời cho phép đầu hàng để binh sỹ và sỹ quan Đức không phải tiếp tục phải đổ máu.
Triển lãm cũng trưng bày bản sao tối hậu thư gửi cho tập đoàn quân số 6 của Đức.
Tại thành phố anh hùng Volgograd cũng diễn ra hội thảo khoa học thực tiễn, tọa đàm về giá trị lịch sử của trận chiến Stalingrad. Hội nghị với chủ đề "Trận chiến Stalingrad và số phận của các dân tộc" này có sự than gia của đại diện 25 chủ thể của Nga, các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), cũng như đại diện các nước Anh, Cộng hòa Séc, Pháp, Italy và Ba Lan.
Trận chiến lịch sử đánh bại quân Đức tại Stalingrad kết thúc vào ngày 2/2/1943. Trận chiến vĩ đại diễn ra hai bên bờ sông Volga này có sự tham gia của 2 triệu người, 2.000 xe tăng, 25.000 khẩu đại bác và súng cối, hơn 2.000 máy bay. Cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô tại Stalingrad đã khiến cho quân đội phát xít Đức phải hứng chịu tổn thất nặng nề nhất kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ II./.
(TTXVN)