Ngày 23/10, tại cuộc họp Hội đồng Nga-NATO (NRC) diễn ra tại thủ đô Brussels (Bỉ), Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đã không đạt được tiến bộ nào nhằm thu hẹp bất đồng xung quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu. Tuy nhiên, hai bên cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết tranh cãi trên.
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết mặc dù chưa tìm ra giải pháp cho hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, song cuộc thảo luận cấp bộ trưởng này, diễn ra lần đầu tiên kể từ năm 2011, được đánh giá là tích cực nhằm giải quyết những mối lo ngại còn tồn đọng, cho rằng hai bên cần tiếp tục đàm phán một cách thẳng thắn và trung thực để vượt qua được những bất đồng hiện nay.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhắc lại quan điểm của Moskva rằng các kế hoạch do Mỹ đứng đầu nhằm triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài châu Âu có thể đe dọa đến an ninh của Nga và vì vậy Nga không hợp tác về vấn đề này nếu những lo ngại này không được tính đến.
Theo ông Shoigu, trước khi nghiên cứu dự án phòng thủ tên lửa, Moskva muốn nhận được đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ lên lửa nói trên không nhằm vào Nga. Mặc dù vậy, ông Shoigu khẳng định Nga sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề xung quanh kế hoạch phòng thủ tên lửa, khen ngợi kết quả mà NRC đã đạt được như thúc đẩy sự hợp tác nhằm giải quyết những lo ngại chung như chống chủ nghĩa khủng bố, minh bạch trong các cuộc tập trận.
Cho đến nay, Mỹ và một số nước đồng minh trong NATO khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa chỉ nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng từ các nước như Iran hay Triều Tiên, chứ không phải nhằm vào hệ thống tên lửa của Nga.
Tuy nhiên, bất đồng vẫn không được giải quyết khi yêu cầu về một đảm bảo pháp lý của Mỹ và NATO về hệ thống phòng thủ tên lửa không nhằm chống lại nước Nga không được đáp ứng.
Ngoài hệ thống phòng thủ tên lửa, hợp tác trong vấn đề Afghanistan, đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, xây dựng kế hoạch tập trận chung, hợp tác trong đảm bảo hậu cần cũng là những chủ đề quan trọng được 29 thành viên NRC thảo luận tại cuộc họp này./.
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết mặc dù chưa tìm ra giải pháp cho hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, song cuộc thảo luận cấp bộ trưởng này, diễn ra lần đầu tiên kể từ năm 2011, được đánh giá là tích cực nhằm giải quyết những mối lo ngại còn tồn đọng, cho rằng hai bên cần tiếp tục đàm phán một cách thẳng thắn và trung thực để vượt qua được những bất đồng hiện nay.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhắc lại quan điểm của Moskva rằng các kế hoạch do Mỹ đứng đầu nhằm triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài châu Âu có thể đe dọa đến an ninh của Nga và vì vậy Nga không hợp tác về vấn đề này nếu những lo ngại này không được tính đến.
Theo ông Shoigu, trước khi nghiên cứu dự án phòng thủ tên lửa, Moskva muốn nhận được đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ lên lửa nói trên không nhằm vào Nga. Mặc dù vậy, ông Shoigu khẳng định Nga sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề xung quanh kế hoạch phòng thủ tên lửa, khen ngợi kết quả mà NRC đã đạt được như thúc đẩy sự hợp tác nhằm giải quyết những lo ngại chung như chống chủ nghĩa khủng bố, minh bạch trong các cuộc tập trận.
Cho đến nay, Mỹ và một số nước đồng minh trong NATO khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa chỉ nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng từ các nước như Iran hay Triều Tiên, chứ không phải nhằm vào hệ thống tên lửa của Nga.
Tuy nhiên, bất đồng vẫn không được giải quyết khi yêu cầu về một đảm bảo pháp lý của Mỹ và NATO về hệ thống phòng thủ tên lửa không nhằm chống lại nước Nga không được đáp ứng.
Ngoài hệ thống phòng thủ tên lửa, hợp tác trong vấn đề Afghanistan, đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, xây dựng kế hoạch tập trận chung, hợp tác trong đảm bảo hậu cần cũng là những chủ đề quan trọng được 29 thành viên NRC thảo luận tại cuộc họp này./.
(TTXVN)