Ngày 1/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm thảo luận về tình hình Syria và các vấn đề nóng khác.
Theo Văn phòng báo chí của Điện Kremlin và Nhà Trắng, lãnh đạo Nga-Mỹ đều nhất trí về "sự cần thiết phải đẩy nhanh chuyển giao chính trị" cũng như hợp tác chặt chẽ để chấm dứt tình trạng bạo lực ở Syria càng sớm càng tốt.
Ông Obama và ông Putin cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov "tiếp tục can dự" về tình hình Syria.
Mátxcơva và Washington lâu nay vẫn bất đồng về số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong khi Mỹ muốn ông al-Assad phải ra đi, Nga lại cho rằng không thể coi việc Tổng thống Syria từ bỏ quyền lực là điều kiện tiên quyết cho một thỏa thuận đạt được qua đàm phán.
[Nga chỉ trích phương Tây ủng hộ dùng vũ lực ở Syria]
Mặc dù còn mâu thuẫn trong một số vấn đề, hai bên cùng chia sẻ quan điểm tránh những hành động có thể tác động tiêu cực đến quan hệ song phương.
Cùng ngày, tại Ankara, một trong những chặng dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry đã hội đàm với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó chủ yếu bàn về cuộc khủng hoảng Syria.
Phát biểu tại cuộc họp báo với Thủ tướng nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan, ông Kerry cho biết Washington hy vọng sẽ có một tiến trình chuyển giao chính trị hòa bình tại Syria. Hai bên bày tỏ tin tưởng sớm tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này.
Đề cập đến tiến trình hòa bình Trung Đông, ông Kerry khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều là những đồng minh quan trọng của Mỹ, vì vậy Washington mong muốn Ankara và Tel Aviv hợp tác với nhau để tiến hành các bước đi cụ thể nhằm thay đổi mối quan hệ vốn đang trong tình trạng căng thẳng hiện nay.
Liên quan đến tình hình Syria, phát biểu tại Geneva ngày 1/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã cảnh báo rằng cuộc xung đột ngày càng leo thang tại Syria đang dẫn quốc gia Trung Đông này đến "sự tan rã."
Ông Ban Ki-moon kêu gọi một nỗ lực mới nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của gần 70.000 người trong hai năm qua, khẳng định giải pháp quân sự sẽ càng đẩy Syria vào tình trạng bất ổn và cuộc xung đột giữa lực lượng chính phủ và lực lượng chống đối được dự báo sẽ bước sang năm thứ ba.
Liên hợp quốc và nhiều tổ chức nhân đạo đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ người dân, song không thể ngăn được làn sóng người tị nạn đang ngày một gia tăng./.
Theo Văn phòng báo chí của Điện Kremlin và Nhà Trắng, lãnh đạo Nga-Mỹ đều nhất trí về "sự cần thiết phải đẩy nhanh chuyển giao chính trị" cũng như hợp tác chặt chẽ để chấm dứt tình trạng bạo lực ở Syria càng sớm càng tốt.
Ông Obama và ông Putin cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov "tiếp tục can dự" về tình hình Syria.
Mátxcơva và Washington lâu nay vẫn bất đồng về số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong khi Mỹ muốn ông al-Assad phải ra đi, Nga lại cho rằng không thể coi việc Tổng thống Syria từ bỏ quyền lực là điều kiện tiên quyết cho một thỏa thuận đạt được qua đàm phán.
[Nga chỉ trích phương Tây ủng hộ dùng vũ lực ở Syria]
Mặc dù còn mâu thuẫn trong một số vấn đề, hai bên cùng chia sẻ quan điểm tránh những hành động có thể tác động tiêu cực đến quan hệ song phương.
Cùng ngày, tại Ankara, một trong những chặng dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry đã hội đàm với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó chủ yếu bàn về cuộc khủng hoảng Syria.
Phát biểu tại cuộc họp báo với Thủ tướng nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan, ông Kerry cho biết Washington hy vọng sẽ có một tiến trình chuyển giao chính trị hòa bình tại Syria. Hai bên bày tỏ tin tưởng sớm tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này.
Đề cập đến tiến trình hòa bình Trung Đông, ông Kerry khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đều là những đồng minh quan trọng của Mỹ, vì vậy Washington mong muốn Ankara và Tel Aviv hợp tác với nhau để tiến hành các bước đi cụ thể nhằm thay đổi mối quan hệ vốn đang trong tình trạng căng thẳng hiện nay.
Liên quan đến tình hình Syria, phát biểu tại Geneva ngày 1/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã cảnh báo rằng cuộc xung đột ngày càng leo thang tại Syria đang dẫn quốc gia Trung Đông này đến "sự tan rã."
Ông Ban Ki-moon kêu gọi một nỗ lực mới nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của gần 70.000 người trong hai năm qua, khẳng định giải pháp quân sự sẽ càng đẩy Syria vào tình trạng bất ổn và cuộc xung đột giữa lực lượng chính phủ và lực lượng chống đối được dự báo sẽ bước sang năm thứ ba.
Liên hợp quốc và nhiều tổ chức nhân đạo đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ người dân, song không thể ngăn được làn sóng người tị nạn đang ngày một gia tăng./.
(TTXVN)