Lễ kỷ niệm 67 năm chiến thắng Stalingrad lịch sử đã được tổ chức ngày 2/2, tại thành phố Volgograd và toàn tỉnh mang tên dòng sông Volga của nước Nga.
Hàng chục nghìn cựu chiến binh, thanh niên và đại diện các tổ chức xã hội đã tới đặt hoa tại các đài tưởng niệm-kỷ niệm những chiến sĩ Hồng quân đã anh dũng hy sinh trong thành phố và toàn tỉnh Volgograd.
Hàng nghìn người dân Volgograd đã lên Đồi Mamaev, nơi có bức tượng Người Mẹ Tổ quốc cao 52m, có ngọn lửa vĩnh cửu đặt giữa hầm mộ ghi danh tên tuổi của hơn 30.000 chiến sĩ Xô Viết đã ngã xuống để chặn đường tiến của phát xít Đức.
Trận đánh "giành giật từng tấc đất" để bảo vệ ngọn đồi cao 102m này diễn ra 135 ngày đêm trong tổng số 200 ngày đêm của trận đánh Stalingrad lịch sử.
Phát biểu tại cuộc míttinh tổ chức ở đây, Tỉnh trưởng Anatoly Brovko khẳng định các thế hệ người Nga luôn trân trọng và ghi nhớ chiến công cùng tinh thần chiến đấu quên mình và anh dũng của các bậc cha anh đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống thanh bình và hạnh phúc của con cháu.
Đúng 14 giờ ngày 2/2, "phút mặc niệm" những người đã hy sinh trong trận đánh Stalingrad long trọng diễn ra trong toàn tỉnh Volgograd.
Hiện tại tỉnh này có gần 12.500 cựu chiến binh của Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945) còn sống, trong đó có 1.600 cựu chiến binh từng tham gia trận đánh Stalingrad.
Chiến thắng Stalingrad đã đi vào lịch sử Liên Xô trước đây và cả loài người. Gần 1.200.000 chiến sĩ Xô Viết đã ngã xuống để ngăn chặn kẻ thù tiến tới sông Volga. Chiến thắng Stalingrad đã làm thay đổi hẳn cục diện Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Sau tháng 2/1943, Hồng quân bắt đầu chiến dịch phản công trên toàn bộ mặt trận Xô-Đức để dẫn đến thắng lợi hoàn toàn vào ngày 9/5/1945./.
Hàng chục nghìn cựu chiến binh, thanh niên và đại diện các tổ chức xã hội đã tới đặt hoa tại các đài tưởng niệm-kỷ niệm những chiến sĩ Hồng quân đã anh dũng hy sinh trong thành phố và toàn tỉnh Volgograd.
Hàng nghìn người dân Volgograd đã lên Đồi Mamaev, nơi có bức tượng Người Mẹ Tổ quốc cao 52m, có ngọn lửa vĩnh cửu đặt giữa hầm mộ ghi danh tên tuổi của hơn 30.000 chiến sĩ Xô Viết đã ngã xuống để chặn đường tiến của phát xít Đức.
Trận đánh "giành giật từng tấc đất" để bảo vệ ngọn đồi cao 102m này diễn ra 135 ngày đêm trong tổng số 200 ngày đêm của trận đánh Stalingrad lịch sử.
Phát biểu tại cuộc míttinh tổ chức ở đây, Tỉnh trưởng Anatoly Brovko khẳng định các thế hệ người Nga luôn trân trọng và ghi nhớ chiến công cùng tinh thần chiến đấu quên mình và anh dũng của các bậc cha anh đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống thanh bình và hạnh phúc của con cháu.
Đúng 14 giờ ngày 2/2, "phút mặc niệm" những người đã hy sinh trong trận đánh Stalingrad long trọng diễn ra trong toàn tỉnh Volgograd.
Hiện tại tỉnh này có gần 12.500 cựu chiến binh của Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945) còn sống, trong đó có 1.600 cựu chiến binh từng tham gia trận đánh Stalingrad.
Chiến thắng Stalingrad đã đi vào lịch sử Liên Xô trước đây và cả loài người. Gần 1.200.000 chiến sĩ Xô Viết đã ngã xuống để ngăn chặn kẻ thù tiến tới sông Volga. Chiến thắng Stalingrad đã làm thay đổi hẳn cục diện Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Sau tháng 2/1943, Hồng quân bắt đầu chiến dịch phản công trên toàn bộ mặt trận Xô-Đức để dẫn đến thắng lợi hoàn toàn vào ngày 9/5/1945./.
(TTXVN/Vietnam+)