Theo Báo Độc lập (Nga) ngày 14/11, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa qua, Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ tăng lượng khí đốt cấp cho Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mátxcơva khó có thể thực hiện được điều này, xét trên cả yếu tố cung và cầu.
Tổng thống Medvedev nhấn mạnh trong tương lai, Nga có thể cung cấp cho Trung Quốc lượng khí đốt nhiều như cấp cho châu Âu.
Khi đề cập đến hai dự án cung cấp khí đốt dẫn tới Trung Quốc - tuyến đường phía Tây và tuyến đường phía Đông - ông Medvedev nói: "Thị trường Trung Quốc có thể tiếp nhận nhiều năng lượng hơn nữa. Chúng tôi đang thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc về vấn đề này và các cuộc đàm phán sẽ kết thúc. Hiện chỉ còn một vấn đề chủ yếu, đó là giá khí đốt. Tôi nghĩ tiềm năng cung cấp khí đốt theo hệ thống đường ống cho Trung Quốc hoàn toàn có thể so sánh với khối lượng mà chúng tôi đang cung cấp cho các nước châu Âu."
Tuy nhiên, các thông số thương mại (107 tỷ m3 bán cho châu Âu năm 2010 so với 68 tỷ m3 dự định bán cho Trung Quốc) cho thấy, việc thực hiện ý định trên của Nga là không khả thi ngay cả trong trung hạn. Các chuyên gia cũng thừa nhận họ không biết làm cách nào để Nga có thể thực hiện tuyên bố trên.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga có kế hoạch cung cấp 150-153 tỷ m3 khí đốt cho Tây Âu, từ mức khoảng 107 tỷ m3 năm 2010, song không biết liệu năm nay Gazprom có tăng ngay được 50% khối lượng hay không.
Giới phân tích cho biết hiện Nga có hai đường dẫn khí đốt tới Trung Quốc với tổng công suất chỉ ở mức 68 tỷ m3, nhưng rõ ràng con số này ít hơn khối lượng cấp cho châu Âu.
Trong khi đó, Trung Quốc đang bằng mọi cách từ chối một nhánh - đường ống dẫn khí đốt Altai. Vì vậy, nhìn qua cũng thấy rõ là không có sự "đồng đẳng" nào trong việc cung cấp khí đốt giữa hai nước. Hơn nữa, các cuộc đàm phán về giá kéo dài từ năm 2006 vẫn đang bế tắc.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu khí đốt sẽ không còn tồn tại ở Trung Quốc vào năm 2015, vì Bắc Kinh đang đẩy nhanh các dự án thăm dò và khai thác của riêng mình, trong đó có dự án khai thác khí đốt từ than đá.
Cũng vào năm 2015, các nước Trung Á sẽ cung cấp cho Trung Quốc 60-65 tỷ m3 khí đốt, cộng với 10-12 tỷ m3 khí đốt mua của Myanmar. Như vậy, kế hoạch tăng nguồn cung cấp khí đốt cho Trung Quốc của Nga cũng sẽ bất khả thi nếu xét về yếu tố nhu cầu./.
Tổng thống Medvedev nhấn mạnh trong tương lai, Nga có thể cung cấp cho Trung Quốc lượng khí đốt nhiều như cấp cho châu Âu.
Khi đề cập đến hai dự án cung cấp khí đốt dẫn tới Trung Quốc - tuyến đường phía Tây và tuyến đường phía Đông - ông Medvedev nói: "Thị trường Trung Quốc có thể tiếp nhận nhiều năng lượng hơn nữa. Chúng tôi đang thỏa thuận với các đối tác Trung Quốc về vấn đề này và các cuộc đàm phán sẽ kết thúc. Hiện chỉ còn một vấn đề chủ yếu, đó là giá khí đốt. Tôi nghĩ tiềm năng cung cấp khí đốt theo hệ thống đường ống cho Trung Quốc hoàn toàn có thể so sánh với khối lượng mà chúng tôi đang cung cấp cho các nước châu Âu."
Tuy nhiên, các thông số thương mại (107 tỷ m3 bán cho châu Âu năm 2010 so với 68 tỷ m3 dự định bán cho Trung Quốc) cho thấy, việc thực hiện ý định trên của Nga là không khả thi ngay cả trong trung hạn. Các chuyên gia cũng thừa nhận họ không biết làm cách nào để Nga có thể thực hiện tuyên bố trên.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga có kế hoạch cung cấp 150-153 tỷ m3 khí đốt cho Tây Âu, từ mức khoảng 107 tỷ m3 năm 2010, song không biết liệu năm nay Gazprom có tăng ngay được 50% khối lượng hay không.
Giới phân tích cho biết hiện Nga có hai đường dẫn khí đốt tới Trung Quốc với tổng công suất chỉ ở mức 68 tỷ m3, nhưng rõ ràng con số này ít hơn khối lượng cấp cho châu Âu.
Trong khi đó, Trung Quốc đang bằng mọi cách từ chối một nhánh - đường ống dẫn khí đốt Altai. Vì vậy, nhìn qua cũng thấy rõ là không có sự "đồng đẳng" nào trong việc cung cấp khí đốt giữa hai nước. Hơn nữa, các cuộc đàm phán về giá kéo dài từ năm 2006 vẫn đang bế tắc.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu khí đốt sẽ không còn tồn tại ở Trung Quốc vào năm 2015, vì Bắc Kinh đang đẩy nhanh các dự án thăm dò và khai thác của riêng mình, trong đó có dự án khai thác khí đốt từ than đá.
Cũng vào năm 2015, các nước Trung Á sẽ cung cấp cho Trung Quốc 60-65 tỷ m3 khí đốt, cộng với 10-12 tỷ m3 khí đốt mua của Myanmar. Như vậy, kế hoạch tăng nguồn cung cấp khí đốt cho Trung Quốc của Nga cũng sẽ bất khả thi nếu xét về yếu tố nhu cầu./.
Cường Dũng (TTXVN/Vietnam+)