Nga khẳng định quan hệ đối tác chiến lược với TQ

Ông Putin khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc là nhân tố quan trọng góp phần củng cố sự ổn định quốc tế và khu vực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/6 đã tới TrungQuốc trong khuôn khổ loạt chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khiông trở lại Điện Kremlin, tiếp đó ông sẽ tham dự cuộc gặp thượng đỉnh Tổchức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày6-7/6.

Ngay trước thềm chuyến thăm, tờ Nhân dân nhật báo củaTrung Quốc đã đăng bài báo của ông Putin, đề cập quan hệ giữa Nga vàTrung Quốc và tiềm năng hợp tác trong khuôn khổ SCO.

Về quan hệvới Trung Quốc, ông Putin khẳng định quan hệ đối tác chiến lược giữaNga và Trung Quốc là nhân tố quan trọng góp phần củng cố sự ổn địnhquốc tế và khu vực.

Theo ông, Nga và Trung Quốc có quan điểm tương đồngtrong nhiều vấn đề quốc tế, dựa trên nguyên tắc có trách nhiệm, tuânthủ luật pháp quốc tế tôn trọng lợi ích lẫn nhau, như các vấn đề liênquan tới tình hình Trung Đông-Bắc Phi, vấn đề Syria và Afghanistan,chương trình hạt nhân Iran và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Putin cũng bày tỏ tin tưởng Nga và Trung Quốc có thể tìmđược sự hiểu biết lẫn nhau trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế cấpbách như ổn định chiến lược, giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt, hạnchế tối đa các nguy cơ khủng bố, chủ nghĩa phân lập, tội phạm có tổchức và nạn di cư bất hợp pháp.

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng hainước cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc chuyển sang thanh toán thươngmại song phương bằng đồng nội tệ (đồng rúp và đồng Nhân dân tệ).

Đây sẽlà một bước tiến vững chắc góp phần tăng cường quan hệ hợp tác thươngmại giữa hai nước. Hai bên quyết tâm nâng kim ngạch trao đổi hàng hóa ởmức 83,5 tỷ USD năm ngoái, lên 100 tỷ USD vào năm 2015 và 200 tỷ USDvào năm 2020.

Nga sẽ thúc đẩy các dự án hợp tác chủ chốt với Trung Quốctrong các lĩnh vực chế tạo hàng không dân dụng, vũ trụ, cũng như trongcác ngành công nghệ cao khác.

Đặc biệt, Nga sẽ tăng cường đối thoại vềnăng lượng với Trung Quốc, trước hết là hợp tác cung cấp khí đốt và sửdụng hạt nhân vào mục đích hòa bình.

Hai bên cũng chủ trương thúc đẩyđầu tư và phát triển hợp tác đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học-kỹthuật, phát minh-sáng chế và trên trường quốc tế.

Ông Putin kêugọi phát huy hơn nữa tiềm năng của SCO, tổ chức vốn đã giành được uytín nhất định trên trường quốc tế, cũng như góp phần đáng kể định hìnhnhững nét mới và mang lại nhiều lợi ích trong các chính sách quốc tế,trước hết trong việc xây dựng các mô hình quan hệ đối tác.

Ông khẳngđịnh sự cần thiết phải củng cố hợp tác chính trị trong không gian SCOvà điều đó sẽ cho phép đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữacác nước thành viên.

Theo ông Putin, hợp tác kinh tế trong khuôn khổSCO sẽ cho phép thực hiện những dự án quốc tế lớn, thông qua việc tậndụng các khả năng to lớn của một nền kinh tế Trung Quốc đang phát triểnnăng động, tiềm năng công nghệ và khoa học kỹ thuật của một nước Ngađang được hiện đại hóa, và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của cácnước Trung Á.

Các nước thành viên cần chú trọng hợp tác trước hết trongcác lĩnh vực năng lượng, giao thông và hạ tầng cơ sở, nông nghiệp, ứngdụng công nghệ cao, đặc biệt là thông tin truyền thông.

Một tiềm năngđáng kể khác của tăng cường hợp tác trong khuôn khổ SCO chính là pháttriển các quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp và tập đoàn của cácnước thành viên.

Trong bài viết của mình, ông Putin cũng khẳngđịnh ngoài việc phát triển kinh tế thế giới, SCO còn góp phần đáng kểtrong việc hạn chế chủ nghĩa khủng bố và bảo đảm an ninh khu vực.

Ôngnêu rõ Nga ủng hộ SCO kết nạp Afghanistan làm thành viên quan sát. Ôngnhấn mạnh SCO là một tổ chức mở và sẵn sàng kết nạp các thành viên mớiđồng quan điểm và có chung nguyện vọng.

Hiện nay, ngoài sáu thành viênchính thức gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, SCO còn có bốn nước quan sát viên gồm Ấn Độ, Iran, Mông Cổvà Pakistan./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục