Nguyên nhân vụ tai nạn máy bay chở khách Sukhoi Superjet-100 đâm vào núi Salak ở Indonesia chiều 9/5 vừa qua khi bay chào hàng tại nước này là do thiếu sự phối hợp ăn ý giữa mặt đất và tổ lái.
Khẳng định này được các chuyên gia Nga tham gia điều tra vụ tai nạn máy bay thảm khốc này đưa ra.
Trước đó, nhóm công tác đặc biệt thuộc Ủy ban an toàn giao thông Indonesia (NTSC) đã đề nghị Tập đoàn Máy bay dân dụng Sukhoi (GSS) của Nga - đơn vị chế tạo máy bay Sukhoi Superjet-100, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho những phi công Nga thực hiện các chuyến bay chào hàng tại các vùng núi hiểm trở, đồng thời khuyến nghị lãnh đạo Hãng hàng không dân dụng Indonesia chỉ thị cho mọi máy bay chở khách bay chào hàng phải bảo đảm độ cao an toàn khi hoạt động trên không.
Tuy nhiên, nhóm công tác đặc trách của Nga tham gia điều tra vụ tai nạn máy bay Sukhoi Superjet-100 đã không đồng ý với đề nghị của NTSC với lý do Cơ trưởng chiếc máy bay xấu số, ông Alexander Yablonsev là một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất của Nga và chiếc máy bay SSJ-100 đã nhiều lần bay thử qua các khu vực rừng núi hiểm trở tại Liên bang Nga.
Hành trình bay thử của chiếc máy bay chào hàng SSJ-100 đã được phía Nga và Indonesia nhất trí từ trước, kể cả về độ cao và đường vòng khi bay.
Chiếc máy bay xấu số nói trên đã gặp nạn trên đường trở về sân bay Halim sau khi tổ lái đề nghị mặt đất cho phép giảm độ cao để chuẩn bị hạ cánh, nhưng không nhận được trả lời, mà nguyên nhân có thể do trục trặc thông tin hoặc quá tải.
Rốt cuộc, Cơ trưởng Yablonsev phải cho máy bay bay vòng để chờ lệnh từ mặt đất. Sau đó, do một nguyên nhân chưa được xác định, máy bay không bay về phía sân bay Halim, mà hướng tới vùng núi Salak.
Các chuyên gia Nga chuẩn bị cho chuyến bay của Sukhoi Superjet-100 chào hàng tại sáu nước châu Á khẳng định chiếc máy bay này được trang bị hệ thống EGPWS hiện đại nhất về cảnh báo gần tiếp đất hoặc nguy cơ tiếp núi.
Tuy nhiên, không rõ lý do vì sao thiết bị máy tính trên chiếc máy bay này lại ghi nhận "máy bay đang bay trên đồng bằng" trước khi nó lao vào núi Salak.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia Nga cho rằng không chỉ tổ lái có lỗi, mà nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do sự phối hợp thiếu ăn ý giữa tổ lái Sukhoi Superjet-100 và bộ phận điều khiển trên mặt đất có nghĩa vụ bảo đảm theo dõi qua rađa và thông tin vô tuyến cho chuyến bay chào hàng "xấu số" làm 45 người, trong đó có 8 công dân Nga, thiệt mạng./.
Khẳng định này được các chuyên gia Nga tham gia điều tra vụ tai nạn máy bay thảm khốc này đưa ra.
Trước đó, nhóm công tác đặc biệt thuộc Ủy ban an toàn giao thông Indonesia (NTSC) đã đề nghị Tập đoàn Máy bay dân dụng Sukhoi (GSS) của Nga - đơn vị chế tạo máy bay Sukhoi Superjet-100, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho những phi công Nga thực hiện các chuyến bay chào hàng tại các vùng núi hiểm trở, đồng thời khuyến nghị lãnh đạo Hãng hàng không dân dụng Indonesia chỉ thị cho mọi máy bay chở khách bay chào hàng phải bảo đảm độ cao an toàn khi hoạt động trên không.
Tuy nhiên, nhóm công tác đặc trách của Nga tham gia điều tra vụ tai nạn máy bay Sukhoi Superjet-100 đã không đồng ý với đề nghị của NTSC với lý do Cơ trưởng chiếc máy bay xấu số, ông Alexander Yablonsev là một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất của Nga và chiếc máy bay SSJ-100 đã nhiều lần bay thử qua các khu vực rừng núi hiểm trở tại Liên bang Nga.
Hành trình bay thử của chiếc máy bay chào hàng SSJ-100 đã được phía Nga và Indonesia nhất trí từ trước, kể cả về độ cao và đường vòng khi bay.
Chiếc máy bay xấu số nói trên đã gặp nạn trên đường trở về sân bay Halim sau khi tổ lái đề nghị mặt đất cho phép giảm độ cao để chuẩn bị hạ cánh, nhưng không nhận được trả lời, mà nguyên nhân có thể do trục trặc thông tin hoặc quá tải.
Rốt cuộc, Cơ trưởng Yablonsev phải cho máy bay bay vòng để chờ lệnh từ mặt đất. Sau đó, do một nguyên nhân chưa được xác định, máy bay không bay về phía sân bay Halim, mà hướng tới vùng núi Salak.
Các chuyên gia Nga chuẩn bị cho chuyến bay của Sukhoi Superjet-100 chào hàng tại sáu nước châu Á khẳng định chiếc máy bay này được trang bị hệ thống EGPWS hiện đại nhất về cảnh báo gần tiếp đất hoặc nguy cơ tiếp núi.
Tuy nhiên, không rõ lý do vì sao thiết bị máy tính trên chiếc máy bay này lại ghi nhận "máy bay đang bay trên đồng bằng" trước khi nó lao vào núi Salak.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia Nga cho rằng không chỉ tổ lái có lỗi, mà nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do sự phối hợp thiếu ăn ý giữa tổ lái Sukhoi Superjet-100 và bộ phận điều khiển trên mặt đất có nghĩa vụ bảo đảm theo dõi qua rađa và thông tin vô tuyến cho chuyến bay chào hàng "xấu số" làm 45 người, trong đó có 8 công dân Nga, thiệt mạng./.
(TTXVN)