Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) thông báo tên lửa đẩy Soyuz-U của nước này chiều 20/4 đã rời bệ phóng để đưa tàu chở hàng Tiến bộ M-15M lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Tên lửa Soyuz-U được phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào lúc 16 giờ 50 phút giờ Moscow (12 giờ 50 phút giờ GMT).
Tàu Tiến bộ M-15M sẽ chở khoảng 2,4 tấn nhiên liệu và trang thiết bị khoa học lên ISS cũng như oxy, thực phẩm và quần áo cho phi hành đoàn.
Sau khi đi vào quỹ đạo, tàu Tiến bộ sẽ bay tự do trong hai ngày, thực hiện các điều chỉnh hướng trước khi lắp ghép ở chế độ tự động với module Pirs của ISS dự kiến vào lúc 18 giờ 40 giờ Moscow (14 giờ 40 phút giờ GMT) ngày 22/4.
Trước đó, Trung tâm kiếm soát sứ mệnh của Nga cho biết tàu chở hàng Tiến bộ M-14M đã rời ISS vào ngày 19/2. Tàu này sẽ ra khỏi quỹ đạo vào ngày 28/4 và rơi xuống Thái Bình Dương sau khi quay trở về Trái Đất.
Trong quá trình quay trở về Trái Đất sau khi rời ISS, tàu Tiến bộ M-14M sẽ được tận dụng để thực hiện thí nghiệm địa vật lý mang tên Radar-Progress trong vòng chín ngày do Viện vật lý học Mặt Trời-Trái Đất Siberia thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga tiến hành./.
Tên lửa Soyuz-U được phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan vào lúc 16 giờ 50 phút giờ Moscow (12 giờ 50 phút giờ GMT).
Tàu Tiến bộ M-15M sẽ chở khoảng 2,4 tấn nhiên liệu và trang thiết bị khoa học lên ISS cũng như oxy, thực phẩm và quần áo cho phi hành đoàn.
Sau khi đi vào quỹ đạo, tàu Tiến bộ sẽ bay tự do trong hai ngày, thực hiện các điều chỉnh hướng trước khi lắp ghép ở chế độ tự động với module Pirs của ISS dự kiến vào lúc 18 giờ 40 giờ Moscow (14 giờ 40 phút giờ GMT) ngày 22/4.
Trước đó, Trung tâm kiếm soát sứ mệnh của Nga cho biết tàu chở hàng Tiến bộ M-14M đã rời ISS vào ngày 19/2. Tàu này sẽ ra khỏi quỹ đạo vào ngày 28/4 và rơi xuống Thái Bình Dương sau khi quay trở về Trái Đất.
Trong quá trình quay trở về Trái Đất sau khi rời ISS, tàu Tiến bộ M-14M sẽ được tận dụng để thực hiện thí nghiệm địa vật lý mang tên Radar-Progress trong vòng chín ngày do Viện vật lý học Mặt Trời-Trái Đất Siberia thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga tiến hành./.
Huy Lê (Vietnam+)