Ngày 17/4, Nga lên tiếng kêu gọi tất cả các bên ở Syria duy trì thỏa thuận ngừng bắn và tuân thủ kế hoạch hòa bình sáu điểm của đặc phái viên chung Liên hợp quốc-Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan.
Sau cuộc trao đổi giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov và đại sứ Syria tại Nga Riyad Khaddad, Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thỏa thuận ngừng bắn và các phe phái tại Syria cần thực hiện nghiêm túc, nhất quán những nghĩa vụ đã quy định trong kế hoạch hòa bình của đặc phái viên Annan.
Mátxcơva cũng kêu gọi nhanh chóng triển khai một cơ chế giám sát của Liên hợp quốc tại Syria.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng phái đoàn của Ủy ban Điều phối quốc gia (NCC) đối lập ở Syria đang thăm Nga đã đạt được sự đồng thuận về cách tiếp cận đối với cuộc khủng hoảng Syria.
Hai bên nhất trí theo kế hoạch hòa bình của ông Annan, bác bỏ bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đặc biệt là can thiệp quân sự.
Phát biểu trên truyền hình, Ngoại trưởng Nga Lavrov cáo buộc các lực lượng bên ngoài đang tìm cách phá hoại nỗ lực kiến tạo hòa bình ở Syria bằng cách chuyển vũ khí cho phe đối lập và kích động các hoạt động của phiến quân, lực lượng đang hàng ngày tấn công các cơ sở chính quyền cũng như dân sự.
Ngoại trưởng Nga cho rằng thỏa thuận ngừng bắn hiện nay tại Syria là "mong manh," đồng thời hối thúc các nước gia tăng sức ép buộc lực lượng đối lập có vũ trang tuân thủ kế hoạch hòa bình.
Trong khi đó, người đứng đầu nhóm quan sát viên đầu tiên của Liên hợp quốc tới Syria, Ahmed Himmiche ngày 17/4 nhận định "đây là một sứ mệnh khó khăn đòi hỏi sự phối hợp và lên kế hoạch."
Theo hãng tin Pháp AFP, đang có bế tắc trong thương lượng với chính quyền Syria về một bản ghi nhớ cho phép tám quan sát viên đầu tiên đã có mặt ở Syria được hoạt động tự do.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon yêu cầu Damascus cho phép các quan sát viên quân sự không vũ trang này được tự do tiếp cận các địa điểm khắp Syria.
Theo một nhà ngoại giao cao cấp của Liên hợp quốc, nếu đến cuối tuần Syria không thông qua được thỏa thuận trên, Hội đồng bảo an sẽ không thể cho phép triển khai toàn diện kế hoạch cử 200-250 quan sát viên tới nước này.
Ngày 17/4, các Bộ trưởng AL đã có cuộc họp với đặc phái viên Annan tại Qatar để thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria mà Liên hợp quốc cho rằng đã cướp đi tính mạng của hơn 9.000 người trong vòng 13 tháng xung đột qua.
Sau cuộc gặp, AL ra tuyên bố yêu cầu Chính phủ Syria hỗ trợ các quan sát viên Liên hợp quốc thực hiện nhiệm vụ của họ, cho phép nhóm này đến mọi nơi họ muốn ở Syria, không áp đặt điều kiện hay ngăn cản các quan sát viên.
Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassem al-Thani nhận xét rằng chính quyền Syria đang không tuân thủ kế hoạch hòa bình của ông Annan, không thể hiện sự thay đổi nào trong cách tiếp cận.
Qatar luôn có quan điểm cứng rắn với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngày 16/4, Quốc vương Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani của Qatar cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan chỉ có "3% cơ hội thành công," thậm chí còn nhận định người Syria "không cần sự ủng hộ bằng các biện pháp hòa bình mà phải bằng vũ khí."
Về vấn đề này, Thủ tướng Qatar al-Thani khẳng định Qatar không vũ trang cho phe đối lập Syria, nhưng cho rằng "các nhóm đối lập cần có khả năng tự bảo vệ" chống lại chế độ của Tổng thống Assad trong trường hợp các nỗ lực ngừng bắn bị sụp đổ.
Tại Syria, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, bạo lực vẫn tiếp diễn ở một số thành phố trong ngày 17/4 làm ít nhất bảy dân thường thiệt mạng.
Từ Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng thỏa thuận ngừng bắn đang bị hủy hoại dần bởi bạo lực hàng ngày và tình trạng này là "không thể chấp nhận được"./.
Sau cuộc trao đổi giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov và đại sứ Syria tại Nga Riyad Khaddad, Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thỏa thuận ngừng bắn và các phe phái tại Syria cần thực hiện nghiêm túc, nhất quán những nghĩa vụ đã quy định trong kế hoạch hòa bình của đặc phái viên Annan.
Mátxcơva cũng kêu gọi nhanh chóng triển khai một cơ chế giám sát của Liên hợp quốc tại Syria.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng phái đoàn của Ủy ban Điều phối quốc gia (NCC) đối lập ở Syria đang thăm Nga đã đạt được sự đồng thuận về cách tiếp cận đối với cuộc khủng hoảng Syria.
Hai bên nhất trí theo kế hoạch hòa bình của ông Annan, bác bỏ bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đặc biệt là can thiệp quân sự.
Phát biểu trên truyền hình, Ngoại trưởng Nga Lavrov cáo buộc các lực lượng bên ngoài đang tìm cách phá hoại nỗ lực kiến tạo hòa bình ở Syria bằng cách chuyển vũ khí cho phe đối lập và kích động các hoạt động của phiến quân, lực lượng đang hàng ngày tấn công các cơ sở chính quyền cũng như dân sự.
Ngoại trưởng Nga cho rằng thỏa thuận ngừng bắn hiện nay tại Syria là "mong manh," đồng thời hối thúc các nước gia tăng sức ép buộc lực lượng đối lập có vũ trang tuân thủ kế hoạch hòa bình.
Trong khi đó, người đứng đầu nhóm quan sát viên đầu tiên của Liên hợp quốc tới Syria, Ahmed Himmiche ngày 17/4 nhận định "đây là một sứ mệnh khó khăn đòi hỏi sự phối hợp và lên kế hoạch."
Theo hãng tin Pháp AFP, đang có bế tắc trong thương lượng với chính quyền Syria về một bản ghi nhớ cho phép tám quan sát viên đầu tiên đã có mặt ở Syria được hoạt động tự do.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon yêu cầu Damascus cho phép các quan sát viên quân sự không vũ trang này được tự do tiếp cận các địa điểm khắp Syria.
Theo một nhà ngoại giao cao cấp của Liên hợp quốc, nếu đến cuối tuần Syria không thông qua được thỏa thuận trên, Hội đồng bảo an sẽ không thể cho phép triển khai toàn diện kế hoạch cử 200-250 quan sát viên tới nước này.
Ngày 17/4, các Bộ trưởng AL đã có cuộc họp với đặc phái viên Annan tại Qatar để thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria mà Liên hợp quốc cho rằng đã cướp đi tính mạng của hơn 9.000 người trong vòng 13 tháng xung đột qua.
Sau cuộc gặp, AL ra tuyên bố yêu cầu Chính phủ Syria hỗ trợ các quan sát viên Liên hợp quốc thực hiện nhiệm vụ của họ, cho phép nhóm này đến mọi nơi họ muốn ở Syria, không áp đặt điều kiện hay ngăn cản các quan sát viên.
Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassem al-Thani nhận xét rằng chính quyền Syria đang không tuân thủ kế hoạch hòa bình của ông Annan, không thể hiện sự thay đổi nào trong cách tiếp cận.
Qatar luôn có quan điểm cứng rắn với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngày 16/4, Quốc vương Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani của Qatar cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan chỉ có "3% cơ hội thành công," thậm chí còn nhận định người Syria "không cần sự ủng hộ bằng các biện pháp hòa bình mà phải bằng vũ khí."
Về vấn đề này, Thủ tướng Qatar al-Thani khẳng định Qatar không vũ trang cho phe đối lập Syria, nhưng cho rằng "các nhóm đối lập cần có khả năng tự bảo vệ" chống lại chế độ của Tổng thống Assad trong trường hợp các nỗ lực ngừng bắn bị sụp đổ.
Tại Syria, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, bạo lực vẫn tiếp diễn ở một số thành phố trong ngày 17/4 làm ít nhất bảy dân thường thiệt mạng.
Từ Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng thỏa thuận ngừng bắn đang bị hủy hoại dần bởi bạo lực hàng ngày và tình trạng này là "không thể chấp nhận được"./.
(TTXVN)