[News Game] Bạn có phân biệt được tin thật, tin giả hay không?

Hiện nay, tin giả xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội. Là một người đọc thông thái, bạn có phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả hay không?
Vụ nhiều trẻ em bị nhiễm sán lợn khiến rất nhiều các bậc phụ huynh lo lắng. Đây là mẫu thịt lợn được cho là không đảm bảo an toàn thực phẩm tại Trường mầm non Thanh Khương, tỉnh Bắc Ninh. Thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích Thực tế, tấm ảnh này lấy trong bài viết Bệnh sán lợn (lợn gạo) và các biện pháp phòng bệnh. Bài và ảnh đăng ngày 7/11/2018, trên trang thông tin của Cục y tế dự phòng.

Facebook sẽ công khai tất cả ảnh riêng tư của người dùng." Thông tin này thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích Nguồn tin của Facebook khẳng định thông tin này chỉ là trò lừa. Mặc dù rất quan tâm đến quyền riêng tư, bạn cũng đừng vội vàng chia sẻ thông tin không chính xác này nhé.
Xuất hiện nạn dụ dỗ trẻ em ở cổng một số trường tiểu học" ở Đông Anh, Hà Nội. Thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) khẳng định không có "nạn dụ dỗ trẻ em ở cổng một số trường tiểu học" trên địa bàn huyện Đông Anh như một số phương tiện thông tin và mạng xã hội đề cập.
Trước diễn biến phức tạp dịch tả lợn châu Phi, có thông tin cho rằng thịt lợn bệnh đã về tới Bạc Liêu. Nội dung được đăng tải trên Facebook “Heo (lợn) bệnh về tới Bạc Liêu rồi.” Thông tin này thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích Bà Đoàn Phương Loan (ngụ ấp Ninh Lợi, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) thừa nhận hành vi đăng thông tin trên sai sự thật và khai nhận là do hiếu kỳ, thiếu hiểu biết.
Vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines khiến 157 người thiệt mạng. Bức ảnh này được lan truyền, cho rằng đây là hiện trường vụ tai nạn. Thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích Thực tế, đây là ảnh của Reuters về vụ tai nạn máy bay Hercules C-130 ở Medan, Bắc Sumatra, Indonesia vào ngày 30/6/2015.
Thông điệp ủng hộ bệnh nhi ung thư bằng việc chia sẻ tranh vẽ hoa hướng dương kèm hashtag #ngayhoihoahuongduong2018 #uocnguyenhong2018 thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích

Ngày hội hoa hướng dương nằm trong chiến dịch Tôi đồng hành. Chiến dịch này là một trong những hoạt động của chương trình "Ước mơ của Thúy" đồng hành cùng hàng ngàn bệnh nhi ung thư trên khắp cả nước do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tổ chức.

Người dùng tham gia thông qua Facebook bằng ba bước: vẽ tranh hoặc làm hoa hướng dương, viết thông điệp yêu thương dành cho bệnh nhi ung thư và ngày hội vào ảnh; đăng ảnh chế độ công khai lên trang Facebook cá nhân của mình và gõ thêm hashtag với dòng chữ #ngayhoihoahuongduong2018, #uocnguyenhong2018; tag mời thêm ba người bạn. 

Văn bản này có thông tin lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng cầu nối từ đường Bùi Tá Hán (quận Ngũ Hành Sơn) qua Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ). Thông tin này thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích Phòng Quản lý đô thị Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định đây chỉ là văn bản giả mạo, không phải văn bản thật.
Thông tin giáo viên tiếng Anh bắt hai học sinh ngậm dép trong giờ học là thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sông Lô, phường 3, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết không hề có chuyện cô giáo tiếng Anh của trường phạt học sinh ngậm dép.

Trong bản tường trình, cô giáo dạy tiếng Anh cho biết do hai học sinh không tập trung trong giờ học mà làm việc riêng, cô bắt học sinh để dép lên bàn và nói, nếu tiếp tục nói chuyện sẽ phải ngậm dép. Cô N làm như vậy là để dọa học sinh không tiếp tục nói chuyện, làm việc riêng. Tuy nhiên, dù không phạt học sinh bằng cách ngậm dép nhưng biện pháp hù dọa học sinh cô N áp dụng là không đúng phương pháp sư phạm nên cô đã phải làm bản kiểm điểm.

Tham gia chương trình sữa học đường, mỗi học sinh bậc mầm non và tiểu học sẽ được uống một hộp sữa 180ml ở trường mỗi ngày, 5 hộp mỗi tuần mà phụ huynh chỉ phải đóng 50%. Thật hay giả?
A: Thật
B: Giả
Giải thích

Tham gia chương trình Sữa học đường, mỗi học sinh bậc mầm non và tiểu học sẽ được uống một hộp sữa 180ml ở trường mỗi ngày, 5 hộp mỗi tuần. Tiền sữa sẽ do ngân sách chi trả 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh đóng 50%. 

Gần đây, có thông tin ngành giáo dục tỉnh An Giang ra thông báo cấm học sinh biểu diễn ca khúc "Đất nước lời ru" của nhạc sỹ Văn Thành Nho. Thông tin này là thật hay giả?
A: Đúng
B: Sai
Giải thích

Tại Hội thi ca múa nhạc ngành giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang yêu cầu một số đơn vị thay đổi một số bài hát cho phù hợp với lứa tuổi học sinh. Đó là các ca khúc "Đất nước lời ru" (nhạc sỹ Văn Thành Nho), "Giấc mơ cánh cò" (nhạc sỹ Vũ Quốc Việt), "Cảm ơn tình yêu" (nhạc sỹ Huy Tuấn), "Mẹ tôi" (nhạc sỹ Trần Tiến), "Những cô gái Đồng bằng sông Cửu Long" (nhạc sỹ Huỳnh Thơ).

Mục đích của yêu cầu này “các em học sinh trong độ tuổi còn nhỏ khi biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật lớn, khó chuyển tải hết ý nghĩa của tác phẩm, dễ gây phản cảm." Ban tổ chức chỉ khuyến cáo, tư vấn chứ không cấm học sinh hát các tác phẩm nêu trên.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục