Ngày 29/8, giới chức New Zealand yêu cầu làm rõ vấn đề kiểm tra sản phẩm sữa cho kết quả không chính xác đã gây ra mối lo ngại ngộ độc khi sử dụng các sản phẩm sữa của Fonterra khiến hãng này phải thu hồi hàng loạt sản phẩm, đồng thời làm tổn hại danh tiếng của New Zealand.
Trước đó, ngày 28/8, Bộ Công nghiệp Cơ bản New Zealand (MPI) khẳng định các sản phẩm sữa của công ty Fonterra không chứa loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc và không gây nguy hại cho người sử dụng.
Ban đầu, khi tiến hành thử các mẫu sữa protein cô đặc (WPC), công ty Fonterra và AgResearch - một viện nghiên cứu của chính phủ New Zealand - đã phát hiện vi khuẩn Clostridium Botulinum có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong, làm dấy lên lo ngại về an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa công thức trẻ em và nước uống thể thao của Fonterra.
Hãng này đã cho thu hồi sản phẩm sữa WPC ở một loạt thị trường từ Trung Quốc đến Trung Đông và Đông Nam Á. Nhiều nước cũng cho ngừng nhập khẩu các sản phẩm sữa của Fonterra. Vụ việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Fonterra, tập đoàn xuất khẩu các sản phẩm sữa hàng đầu nhất thế, cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu các sản phẩm sữa "xanh, sạch" của New Zealand.
Theo MPI, việc kiểm tra 195 mẫu sản phẩm sau đó tại các phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới, bao gồm ở New Zealand và Mỹ, cho thấy sản phẩm sữa của Fonterra có chứa một loại vi khuẩn có thể làm sữa nhanh hỏng, nhưng không có bất kỳ loại vi khuẩn gây độc nào.
Phát biểu trên Đài phát thanh New Zealand ngày 29/8, Bộ trưởng Thương mại Tim Groser cho rằng vụ việc này là một "sự hổ thẹn đối với New Zealand" và gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đặc biệt với ngành sản xuất bơ sữa đóng góp tới 25% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Ông nhấn mạnh cần phải làm rõ vụ này để ngăn chặn tái diễn lỗi tương tự.
Cũng trong ngày 29/8, Nutricia, một chi nhánh của Tập đoàn Danone SA, cho biết công ty này đang cân nhắc việc kiện tập đoàn Fonterra và phòng thí nghiệm của New Zealand đã công bố những kết quả không chính xác, khiến Nutricia đã phải thu hồi 67.000 hộp sữa công thức cho trẻ sơ sinh ở New Zealand.
Trong khi đó, Fonterra ngày 28/8 thông báo đã nối lại hoạt động tại Sri Lanka sau khi có thông tin kiểm chứng các sản phẩm sữa của tập đoàn không chứa loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc.
Fonterra sẽ tiếp tục làm việc với nhà chức trách Sri Lanka và New Zealand nhằm tìm giải pháp bền vững, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng cũng như ngành sữa trong nước./.
Trước đó, ngày 28/8, Bộ Công nghiệp Cơ bản New Zealand (MPI) khẳng định các sản phẩm sữa của công ty Fonterra không chứa loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc và không gây nguy hại cho người sử dụng.
Ban đầu, khi tiến hành thử các mẫu sữa protein cô đặc (WPC), công ty Fonterra và AgResearch - một viện nghiên cứu của chính phủ New Zealand - đã phát hiện vi khuẩn Clostridium Botulinum có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong, làm dấy lên lo ngại về an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa công thức trẻ em và nước uống thể thao của Fonterra.
Hãng này đã cho thu hồi sản phẩm sữa WPC ở một loạt thị trường từ Trung Quốc đến Trung Đông và Đông Nam Á. Nhiều nước cũng cho ngừng nhập khẩu các sản phẩm sữa của Fonterra. Vụ việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Fonterra, tập đoàn xuất khẩu các sản phẩm sữa hàng đầu nhất thế, cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu các sản phẩm sữa "xanh, sạch" của New Zealand.
Theo MPI, việc kiểm tra 195 mẫu sản phẩm sau đó tại các phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới, bao gồm ở New Zealand và Mỹ, cho thấy sản phẩm sữa của Fonterra có chứa một loại vi khuẩn có thể làm sữa nhanh hỏng, nhưng không có bất kỳ loại vi khuẩn gây độc nào.
Phát biểu trên Đài phát thanh New Zealand ngày 29/8, Bộ trưởng Thương mại Tim Groser cho rằng vụ việc này là một "sự hổ thẹn đối với New Zealand" và gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đặc biệt với ngành sản xuất bơ sữa đóng góp tới 25% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Ông nhấn mạnh cần phải làm rõ vụ này để ngăn chặn tái diễn lỗi tương tự.
Cũng trong ngày 29/8, Nutricia, một chi nhánh của Tập đoàn Danone SA, cho biết công ty này đang cân nhắc việc kiện tập đoàn Fonterra và phòng thí nghiệm của New Zealand đã công bố những kết quả không chính xác, khiến Nutricia đã phải thu hồi 67.000 hộp sữa công thức cho trẻ sơ sinh ở New Zealand.
Trong khi đó, Fonterra ngày 28/8 thông báo đã nối lại hoạt động tại Sri Lanka sau khi có thông tin kiểm chứng các sản phẩm sữa của tập đoàn không chứa loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc.
Fonterra sẽ tiếp tục làm việc với nhà chức trách Sri Lanka và New Zealand nhằm tìm giải pháp bền vững, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng cũng như ngành sữa trong nước./.
(TTXVN)