Một nghiên cứu mới cho thấy, hàng năm, loài cá mập trắng khổng lồ ở New Zealand thường có hẳn một "kỳ nghỉ nhiệt đới" khi bơi hàng chục nghìn km về các vùng biển ấm áp ở Nam Thái Bình Dương trước khi quay trở về quê hương.
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nước và khí hậu quốc gia (NIWA) của New Zealand đã theo dõi loài động vật ăn thịt khổng lồ này trong sáu tháng tại khu vực đảo Stewart Island ở phía Nam và quần đảo Chatham, cách New Zealand 750km về phía Đông, những nơi được coi là "điểm nóng" đối với cá mập bởi vì các đàn hải cẩu lớn tại đây được coi là một nguồn thức ăn phong phú.
Họ phát hiện ra rằng những con cá mập trắng khổng lồ di chuyển định kỳ đến một số địa điểm như Tonga, Fiji và Vanuatu vào giữa mùa Đông, rồi trở lại đảo này sau khoảng sáu tháng. Một số con cá mập trắng đã sử dụng bản năng định vị tuyệt vời của mình để quay lại chính xác địa điểm mà các nhà khoa học đã đánh dấu chúng vào năm trước.
Dữ liệu thu được từ các con chip điện tử gắn trên cá mập cho thấy chúng lặn sâu tới 800m trong quá trình di cư. Thậm chí, nhóm nghiên cứu còn ghi nhận được một cá thể cá mập trắng khổng lồ lặn sâu tới 1.200m trên đường di cư tới Australia. Thức ăn của chúng khi di chuyển có thể là mực ống và các loài cá sống ở tầng nước sâu.
Nhà khoa học Malcolm Francis cho biết nghiên cứu trên góp phần làm sáng tỏ chu kỳ sống của các mập trắng khổng lồ, loài động vật săn mồi lớn nhất đại dương, với chiều dài 8m và tuổi thọ có thể lên đến 50 năm. Nhờ đó, góp phần vào công tác bảo tồn loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này.
Cá mập trắng khổng lồ được liệt vào danh sách các động vật dễ bị tổn thương và được bảo vệ tại các vùng biển của New Zealand từ năm 2007./.
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nước và khí hậu quốc gia (NIWA) của New Zealand đã theo dõi loài động vật ăn thịt khổng lồ này trong sáu tháng tại khu vực đảo Stewart Island ở phía Nam và quần đảo Chatham, cách New Zealand 750km về phía Đông, những nơi được coi là "điểm nóng" đối với cá mập bởi vì các đàn hải cẩu lớn tại đây được coi là một nguồn thức ăn phong phú.
Họ phát hiện ra rằng những con cá mập trắng khổng lồ di chuyển định kỳ đến một số địa điểm như Tonga, Fiji và Vanuatu vào giữa mùa Đông, rồi trở lại đảo này sau khoảng sáu tháng. Một số con cá mập trắng đã sử dụng bản năng định vị tuyệt vời của mình để quay lại chính xác địa điểm mà các nhà khoa học đã đánh dấu chúng vào năm trước.
Dữ liệu thu được từ các con chip điện tử gắn trên cá mập cho thấy chúng lặn sâu tới 800m trong quá trình di cư. Thậm chí, nhóm nghiên cứu còn ghi nhận được một cá thể cá mập trắng khổng lồ lặn sâu tới 1.200m trên đường di cư tới Australia. Thức ăn của chúng khi di chuyển có thể là mực ống và các loài cá sống ở tầng nước sâu.
Nhà khoa học Malcolm Francis cho biết nghiên cứu trên góp phần làm sáng tỏ chu kỳ sống của các mập trắng khổng lồ, loài động vật săn mồi lớn nhất đại dương, với chiều dài 8m và tuổi thọ có thể lên đến 50 năm. Nhờ đó, góp phần vào công tác bảo tồn loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này.
Cá mập trắng khổng lồ được liệt vào danh sách các động vật dễ bị tổn thương và được bảo vệ tại các vùng biển của New Zealand từ năm 2007./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)