Từng có mặt tại cuộc chiến tranh ở Việt Nam vào thời điểm ác liệt nhất và sau này khi cuộc chiến đã kết thúc, Andre Sauvageot là một trong những người tiên phong có nhiều đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Mỹ đã có cuộc trò chuyện cùng ông bên một quán ăn nhỏ ở thủ đô Washington.
- Trước hết, xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện ngày hôm nay, xin ông giới thiệu đôi nét về bản thân?
Ông Andre Sauvageot: Tôi tham gia chiến tranh ở Việt Nam từ 1964 đến 1973. Điều đó hơi lạ vì nhiệm kỳ của quân nhân Mỹ lúc bấy giờ chỉ là một năm nên khi tôi đến Việt Nam năm 1964, tôi đã nghĩ nếu tôi không chết trong một năm đó thì hy vọng năm 1965 tôi sẽ về Mỹ an toàn.
Nhưng cuối cùng thì tôi đã ở lại đó chín năm, đến năm 1973. Trong thời gian tham gia chiến tranh, tôi học tiếng Việt với người phiên dịch của tôi.
Trong chín năm đó, căn cứ vào thực tế, nhận thức của tôi về chiến tranh đã thay đổi nhiều. Việc cuối cùng của tôi ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh là làm phiên dịch của phái đoàn Mỹ tại Ban Liên hợp Quân sự bốn bên, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, và Mỹ.
Sau chiến tranh, công việc của tôi thay đổi nhiều. Tôi đã từng làm cho Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và làm doanh nhân với trách nhiệm phát triển kinh doanh tại Việt Nam cho các công ty. Tôi đã là trưởng đại diện của công ty General Electrics từ năm 1993, sau đó là công ty Oracle.
Hiện tôi làm cho một công ty chế tạo xe điện cao tốc mà tôi mong trong tương lai sẽ được giới thiệu vào thị trường Việt Nam.
- Ông đã từng có mặt ở Việt Nam trong những thời điểm ác liệt nhất của chiến tranh, ông có thể cho biết cảm nghĩ của ông tại thời điểm 30/4/1975?
Ông Andre Sauvageot: Tôi vẫn nhớ rõ. Ngày 30/4/1975, tôi khi đó là trung tá, giảng viên tại trường chỉ huy tham mưu cao cấp của Lục quân Hoa Kỳ. Tôi không bị bất ngờ vì tôi đã phân tích và tiên đoán chiến tranh sẽ kết thúc với chiến thắng thuộc về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước đó, tôi đã báo cáo với cấp trên rằng Việt Nam Cộng hòa không thể tồn tại được, không thể đối phó với Quân đội Nhân dân Việt Nam vì rõ ràng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có sự hỗ trợ của nhân dân nhiều hơn, có chính nghĩa hơn.
Thứ hai, thật sự tôi đã mừng vì chiến tranh đã kết thúc. Trong lòng tôi đã muốn chiến tranh kết thúc từ lâu rồi. Tôi đã nghĩ tương lai của Việt Nam được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tốt hơn là tương lai của Việt Nam nếu bị chia cắt mãi. Nó hơi giống với nước Mỹ. Nước Mỹ đã từng có nội chiến, kết thúc vào năm 1865 và hẳn nước Mỹ đã tốt hơn so với nếu nước Mỹ bị chia cắt và giữ chế độ nô lệ. Đương nhiên, tôi bị xúc động vì cái chết của nhiều người, cả hai bên ở Việt Nam và Mỹ, tôi cảm thấy rất tiếc.
- Xin ông cho biết cảm nhận và suy nghĩ của người Mỹ vào thời điểm 30/4/1975 ra sao?
Ông Andre Sauvageot: Phản ứng của người dân Mỹ thì khó có thể nói tổng quát vì bị chia rẽ nhiều lắm. Trước đó có phong trào phản chiến rồi. Những người phản chiến đương nhiên vui mừng vì chiến tranh kết thúc. Một số người khác thì giận lắm vì họ cho rằng chính phủ Mỹ đã phản bội quân đội Mỹ, họ tin rằng nếu chính phủ Mỹ tiếp tục tài trợ cho Việt Nam Cộng hòa và bố trí quân đội Mỹ ở lại thì Việt Nam Cộng hòa vẫn có thể thắng được.
Cho đến bây giờ vẫn có những ý kiến như vậy, nhưng trong số đó không có tôi. Cũng có nhiều người bị sốc, nhất là những người đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Họ tin rằng vì vấn đề an ninh và chiến lược, phải đối phó với Liên Xô và Trung Quốc, để đảm bảo an toàn cho Mỹ mà Mỹ phải giữ cho được Việt Nam Cộng hòa. Họ xúc động và sợ nữa. Đây trở thành một rắc rối trong chính trị nội bộ Mỹ.
- Chiến tranh kết thúc đã 35 năm. Đến nay cũng có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về khoảng thời gian này, dưới nhiều góc độ. Cá nhân ông đánh giá ra sao về 35 năm vừa qua?
Ông Andre Sauvageot: Thực tế đã chứng minh những điều mà tôi tiên đoán trước đó là đúng. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phát triển một cách đáng khen ngợi. Kinh tế phát triển rất tốt.
Năm 1997 xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á, nhưng Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng dương. Ngân hàng Thế giới đánh giá cao Việt Nam về điều này. Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI thông qua chương trình đổi mới và các đại hội tiếp theo đã tiếp tục chương trình đó. Như vậy làm sao mà không mừng.
Thêm vào đó, quan hệ song phương Việt-Mỹ đã không ngừng phát triển một cách tích cực.
- Ông được biết đến như một người đã có những đóng góp vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc. Vậy động cơ nào đã thôi thúc ông làm việc này?
Ông Andre Sauvageot: Nói ngắn gọn thế này, trước khi tôi rời khỏi Việt Nam trong chiến tranh, tôi thật sự đã nghĩ nếu tôi sinh ra ở Việt Nam, tôi sẽ đi theo cách mạng, không bao giờ tôi có thể ủng hộ chế độ thực dân Pháp, không bao giờ tôi có thể ủng hộ chính sách của Mỹ tại Việt Nam.
Sau khi gặp nhiều người đi theo cách mạng, tôi biết dù là đảng viên hay thường dân, những người đi chiến đấu chỉ muốn độc lập và tự do cho Việt Nam và sẽ nhận hỗ trợ của bất cứ bên nào.
Mỹ đã bỏ mất rất nhiều cơ hội để hỗ trợ chính nghĩa của Việt Nam từ năm 1945, 1946, khi phátxít Nhật và phátxít Đức đầu hàng, lẽ ra Mỹ phải có áp lực để thực dân Pháp bỏ chế độ thực dân. Tôi đã làm tất cả những gì có thể làm để cải thiện quan hệ Việt-Mỹ một phần vì tình cảm của tôi đối với người Việt Nam.
Tôi đã thấy người Việt Nam như thế nào, đó là cần cù, thông minh, chỉ muốn độc lập, tự do. Nhưng cũng còn lí do về chiến lược. Tôi thấy hai nước cần nhau vì Chiến tranh Lạnh kết thúc, giữa Mỹ và Việt Nam không có mâu thuẫn quyền lợi thật sự. Hai nước nên có quan hệ với nhau vì hai bên cùng có lợi ích to lắm. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Về chính trị, hai bên chia sẻ nhiều quyền lợi. Hai nước cùng theo một chính sách đối ngoại có thể nói là đa dạng hóa quan hệ, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Rõ ràng đây là lập trường của ngài Tổng thống Obama. Đây cũng rõ ràng là chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ lâu rồi, đa dạng hóa quan hệ, muốn làm bạn với tất cả các nước, bảo vệ an ninh của mình, phát triển kinh tế của mình. Vậy tại sao lại không phát triển quan hệ tốt giữa hai nước!
- Như ông đã nói, trong thời gian qua đã có những bước tiến lớn trong quan hệ song phương Việt-Mỹ. Ông đánh giá như thế nào về tương lai của mối quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian tới?
Ông Andre Sauvageot: Rất lạc quan, nó sẽ tiếp tục phát triển. Hai bên đã ký từ lâu Hiệp định Thương mại song phương.
Mới đây, ngày 30/3 vừa rồi, ngài Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến đã ký cùng ngài Đại sứ Hoa Kỳ một thỏa thuận để hai bên hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân một cách an toàn, tức là giảm nguy cơ phóng xạ, đảm bảo an ninh cho Viện nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt. Đó là một ví dụ cụ thể. Còn nhiều lĩnh vực mà hai nước chắc chắn sẽ hợp tác vì lợi ích của nhau.
Tôi đã được gặp Tổng thống Clinton khi ông đến thăm Hà Nội vào cuối nhiệm kỳ thứ hai. Ông đã nói với một nhóm người Mỹ chúng tôi rằng ông đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy người dân nước nào đứng đón ông như ở Hà Nội.
Sau đó là Tổng thống Bush, ông đã chấp nhận ngân khoản giúp Việt Nam chống lại bệnh AIDS. Nhưng gần đây thấy rõ chính sách của Tổng thống Obama rất phù hợp với chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Nói một cách đơn giản, nước Mỹ đang có một tổng thống tiến bộ. Vì vậy, tôi thấy hai nước có nhiều điểm phù hợp nhau, làm sao mà không tiếp tục phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Mỹ đã có cuộc trò chuyện cùng ông bên một quán ăn nhỏ ở thủ đô Washington.
- Trước hết, xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện ngày hôm nay, xin ông giới thiệu đôi nét về bản thân?
Ông Andre Sauvageot: Tôi tham gia chiến tranh ở Việt Nam từ 1964 đến 1973. Điều đó hơi lạ vì nhiệm kỳ của quân nhân Mỹ lúc bấy giờ chỉ là một năm nên khi tôi đến Việt Nam năm 1964, tôi đã nghĩ nếu tôi không chết trong một năm đó thì hy vọng năm 1965 tôi sẽ về Mỹ an toàn.
Nhưng cuối cùng thì tôi đã ở lại đó chín năm, đến năm 1973. Trong thời gian tham gia chiến tranh, tôi học tiếng Việt với người phiên dịch của tôi.
Trong chín năm đó, căn cứ vào thực tế, nhận thức của tôi về chiến tranh đã thay đổi nhiều. Việc cuối cùng của tôi ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh là làm phiên dịch của phái đoàn Mỹ tại Ban Liên hợp Quân sự bốn bên, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, và Mỹ.
Sau chiến tranh, công việc của tôi thay đổi nhiều. Tôi đã từng làm cho Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và làm doanh nhân với trách nhiệm phát triển kinh doanh tại Việt Nam cho các công ty. Tôi đã là trưởng đại diện của công ty General Electrics từ năm 1993, sau đó là công ty Oracle.
Hiện tôi làm cho một công ty chế tạo xe điện cao tốc mà tôi mong trong tương lai sẽ được giới thiệu vào thị trường Việt Nam.
- Ông đã từng có mặt ở Việt Nam trong những thời điểm ác liệt nhất của chiến tranh, ông có thể cho biết cảm nghĩ của ông tại thời điểm 30/4/1975?
Ông Andre Sauvageot: Tôi vẫn nhớ rõ. Ngày 30/4/1975, tôi khi đó là trung tá, giảng viên tại trường chỉ huy tham mưu cao cấp của Lục quân Hoa Kỳ. Tôi không bị bất ngờ vì tôi đã phân tích và tiên đoán chiến tranh sẽ kết thúc với chiến thắng thuộc về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước đó, tôi đã báo cáo với cấp trên rằng Việt Nam Cộng hòa không thể tồn tại được, không thể đối phó với Quân đội Nhân dân Việt Nam vì rõ ràng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có sự hỗ trợ của nhân dân nhiều hơn, có chính nghĩa hơn.
Thứ hai, thật sự tôi đã mừng vì chiến tranh đã kết thúc. Trong lòng tôi đã muốn chiến tranh kết thúc từ lâu rồi. Tôi đã nghĩ tương lai của Việt Nam được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tốt hơn là tương lai của Việt Nam nếu bị chia cắt mãi. Nó hơi giống với nước Mỹ. Nước Mỹ đã từng có nội chiến, kết thúc vào năm 1865 và hẳn nước Mỹ đã tốt hơn so với nếu nước Mỹ bị chia cắt và giữ chế độ nô lệ. Đương nhiên, tôi bị xúc động vì cái chết của nhiều người, cả hai bên ở Việt Nam và Mỹ, tôi cảm thấy rất tiếc.
- Xin ông cho biết cảm nhận và suy nghĩ của người Mỹ vào thời điểm 30/4/1975 ra sao?
Ông Andre Sauvageot: Phản ứng của người dân Mỹ thì khó có thể nói tổng quát vì bị chia rẽ nhiều lắm. Trước đó có phong trào phản chiến rồi. Những người phản chiến đương nhiên vui mừng vì chiến tranh kết thúc. Một số người khác thì giận lắm vì họ cho rằng chính phủ Mỹ đã phản bội quân đội Mỹ, họ tin rằng nếu chính phủ Mỹ tiếp tục tài trợ cho Việt Nam Cộng hòa và bố trí quân đội Mỹ ở lại thì Việt Nam Cộng hòa vẫn có thể thắng được.
Cho đến bây giờ vẫn có những ý kiến như vậy, nhưng trong số đó không có tôi. Cũng có nhiều người bị sốc, nhất là những người đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Họ tin rằng vì vấn đề an ninh và chiến lược, phải đối phó với Liên Xô và Trung Quốc, để đảm bảo an toàn cho Mỹ mà Mỹ phải giữ cho được Việt Nam Cộng hòa. Họ xúc động và sợ nữa. Đây trở thành một rắc rối trong chính trị nội bộ Mỹ.
- Chiến tranh kết thúc đã 35 năm. Đến nay cũng có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về khoảng thời gian này, dưới nhiều góc độ. Cá nhân ông đánh giá ra sao về 35 năm vừa qua?
Ông Andre Sauvageot: Thực tế đã chứng minh những điều mà tôi tiên đoán trước đó là đúng. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phát triển một cách đáng khen ngợi. Kinh tế phát triển rất tốt.
Năm 1997 xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á, nhưng Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng dương. Ngân hàng Thế giới đánh giá cao Việt Nam về điều này. Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI thông qua chương trình đổi mới và các đại hội tiếp theo đã tiếp tục chương trình đó. Như vậy làm sao mà không mừng.
Thêm vào đó, quan hệ song phương Việt-Mỹ đã không ngừng phát triển một cách tích cực.
- Ông được biết đến như một người đã có những đóng góp vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc. Vậy động cơ nào đã thôi thúc ông làm việc này?
Ông Andre Sauvageot: Nói ngắn gọn thế này, trước khi tôi rời khỏi Việt Nam trong chiến tranh, tôi thật sự đã nghĩ nếu tôi sinh ra ở Việt Nam, tôi sẽ đi theo cách mạng, không bao giờ tôi có thể ủng hộ chế độ thực dân Pháp, không bao giờ tôi có thể ủng hộ chính sách của Mỹ tại Việt Nam.
Sau khi gặp nhiều người đi theo cách mạng, tôi biết dù là đảng viên hay thường dân, những người đi chiến đấu chỉ muốn độc lập và tự do cho Việt Nam và sẽ nhận hỗ trợ của bất cứ bên nào.
Mỹ đã bỏ mất rất nhiều cơ hội để hỗ trợ chính nghĩa của Việt Nam từ năm 1945, 1946, khi phátxít Nhật và phátxít Đức đầu hàng, lẽ ra Mỹ phải có áp lực để thực dân Pháp bỏ chế độ thực dân. Tôi đã làm tất cả những gì có thể làm để cải thiện quan hệ Việt-Mỹ một phần vì tình cảm của tôi đối với người Việt Nam.
Tôi đã thấy người Việt Nam như thế nào, đó là cần cù, thông minh, chỉ muốn độc lập, tự do. Nhưng cũng còn lí do về chiến lược. Tôi thấy hai nước cần nhau vì Chiến tranh Lạnh kết thúc, giữa Mỹ và Việt Nam không có mâu thuẫn quyền lợi thật sự. Hai nước nên có quan hệ với nhau vì hai bên cùng có lợi ích to lắm. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Về chính trị, hai bên chia sẻ nhiều quyền lợi. Hai nước cùng theo một chính sách đối ngoại có thể nói là đa dạng hóa quan hệ, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Rõ ràng đây là lập trường của ngài Tổng thống Obama. Đây cũng rõ ràng là chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ lâu rồi, đa dạng hóa quan hệ, muốn làm bạn với tất cả các nước, bảo vệ an ninh của mình, phát triển kinh tế của mình. Vậy tại sao lại không phát triển quan hệ tốt giữa hai nước!
- Như ông đã nói, trong thời gian qua đã có những bước tiến lớn trong quan hệ song phương Việt-Mỹ. Ông đánh giá như thế nào về tương lai của mối quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian tới?
Ông Andre Sauvageot: Rất lạc quan, nó sẽ tiếp tục phát triển. Hai bên đã ký từ lâu Hiệp định Thương mại song phương.
Mới đây, ngày 30/3 vừa rồi, ngài Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến đã ký cùng ngài Đại sứ Hoa Kỳ một thỏa thuận để hai bên hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân một cách an toàn, tức là giảm nguy cơ phóng xạ, đảm bảo an ninh cho Viện nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt. Đó là một ví dụ cụ thể. Còn nhiều lĩnh vực mà hai nước chắc chắn sẽ hợp tác vì lợi ích của nhau.
Tôi đã được gặp Tổng thống Clinton khi ông đến thăm Hà Nội vào cuối nhiệm kỳ thứ hai. Ông đã nói với một nhóm người Mỹ chúng tôi rằng ông đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy người dân nước nào đứng đón ông như ở Hà Nội.
Sau đó là Tổng thống Bush, ông đã chấp nhận ngân khoản giúp Việt Nam chống lại bệnh AIDS. Nhưng gần đây thấy rõ chính sách của Tổng thống Obama rất phù hợp với chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Nói một cách đơn giản, nước Mỹ đang có một tổng thống tiến bộ. Vì vậy, tôi thấy hai nước có nhiều điểm phù hợp nhau, làm sao mà không tiếp tục phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Khắc Hiếu-Đỗ Thúy (Báo Tin Tức/Vietnam+)