Theo Reuters, ngày 4/1, Chính phủ Nepal đã triệu Đại sứ Anh tới để yêu cầu ngay lập tức trả tự do cho một viên Đại tá quân đội bị bắt giữ tại Anh, liên quan đến các cáo buộc tiến hành tra tấn trong cuộc nổi dậy của những người theo chủ nghĩa Maoist tại quốc gia thuộc dãy Himalaya này.
Ngoại trưởng Nepan Narayan Kaji Shrestha cho biết cảnh sát Anh hôm 3/1 đã bắt giữ Đại tá Kumar Lama, 46 tuổi. Tin truyền thông cho biết Đại tá Lama bị bắt giữ khi đang đi nghỉ phép trong thời gian thực hiện một sứ mệnh của Liên hợp quốc ở Sudan.
Trả lời báo giới tại thủ đô Katmandu, Ngoại trưởng Shrestha nêu rõ: "Chúng ta bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về sai lầm này... và yêu cầu trả tự do cho ông Lama."
Cảnh sát London đã xác nhận việc bắt giữ một người tại thị trấn miền Nam St. Leonards-on-Sea với cáo buộc phạm tội tra tấn trong cuộc nội chiến tại Nepal. Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cho biết việc bắt giữ này gửi thông điệp mạnh mẽ tới những người phạm tội ác nghiêm trọng rằng họ không thể trốn chạy khỏi luật pháp.
Các tổ chức nhân quyền đã cáo buộc cả lực lượng an ninh và lực lượng Maoist chống đối trước đây phạm các tội ngược đãi, trong đó có tra tấn, trong cuộc xung đột kéo dài 10 năm và cướp đi sinh mạng của hơn 16.000 người.
Phe Maoist đã chấm dứt cuộc chiến vào năm 2006 theo một thỏa thuận hòa bình với chính phủ, sau đó giành chiến thắng trong cuộc bầu cử bốn năm trước và hiện đang đứng đầu liên minh cầm quyền tại Nepal./.
Ngoại trưởng Nepan Narayan Kaji Shrestha cho biết cảnh sát Anh hôm 3/1 đã bắt giữ Đại tá Kumar Lama, 46 tuổi. Tin truyền thông cho biết Đại tá Lama bị bắt giữ khi đang đi nghỉ phép trong thời gian thực hiện một sứ mệnh của Liên hợp quốc ở Sudan.
Trả lời báo giới tại thủ đô Katmandu, Ngoại trưởng Shrestha nêu rõ: "Chúng ta bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về sai lầm này... và yêu cầu trả tự do cho ông Lama."
Cảnh sát London đã xác nhận việc bắt giữ một người tại thị trấn miền Nam St. Leonards-on-Sea với cáo buộc phạm tội tra tấn trong cuộc nội chiến tại Nepal. Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cho biết việc bắt giữ này gửi thông điệp mạnh mẽ tới những người phạm tội ác nghiêm trọng rằng họ không thể trốn chạy khỏi luật pháp.
Các tổ chức nhân quyền đã cáo buộc cả lực lượng an ninh và lực lượng Maoist chống đối trước đây phạm các tội ngược đãi, trong đó có tra tấn, trong cuộc xung đột kéo dài 10 năm và cướp đi sinh mạng của hơn 16.000 người.
Phe Maoist đã chấm dứt cuộc chiến vào năm 2006 theo một thỏa thuận hòa bình với chính phủ, sau đó giành chiến thắng trong cuộc bầu cử bốn năm trước và hiện đang đứng đầu liên minh cầm quyền tại Nepal./.
(Vietnam+)