Ở Việt Nam hiện có trên 40 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, đa phần sử dụng cáp đồng trục là công nghệ đã cũ. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần giảm bớt số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và cần tiến tới số hóa truyền hình. Đối với doanh nghiệp mới vào thị trường phải dùng công nghệ tiên tiến hơn...
Giảm số lượng nhà cung cấp
Tại Hội thảo xây dựng "Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020" diễn ra ngày 28/6 tại Hà Nội, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn (Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông) cho hay hiện số lượng truyền hình cáp của Việt Nam là quá lớn. Trong khi chúng ta có tới hơn 40 đơn vị cung cấp, thì ở một số nước chỉ khoảng 6-7 đơn vị.
Thực tế cho thấy, dịch vụ truyền hình cáp đồng trục tại Việt Nam mang tính manh mún, được được tổ chức theo các địa phương, quy mô nhỏ. Hơn nữa, cáp đồng trục là công nghệ của những năm 1950-1960 có chất lượng phập phù. Trong khi đó, truyền hình thế giới đang chuyển sang công nghệ số HDTV, hướng tới 3D TV, hướng tới công nghệ truyền hình tương tác IPTV…
Ông Phạm Khắc Lãm, thành viên sáng lập của Viện Phát thanh-Truyền hình (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) thẳng thắn cho rằng, không có quốc gia nào có nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình như Việt Nam. Bởi thế, ông cho rằng khuynh hướng sắp tới là nên giảm bớt số lượng này để bảo đảm lợi ích toàn cục.
Cũng chung quan điểm này, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chiến lược (Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC) cho rằng, truyền hình trả tiền ở Việt Nam đang ở giai đoạn “trăm hoa đua nở,” hạ tầng truyền hình thừa và hỗn loạn.
“Chỉ riêng vệ tinh Vinasat 2 có thể truyền tới 600 kênh truyền hình số SD hoặc 200 kênh truyền hình độ nét cao HD. Trong khi đó, mỗi tỉnh đều có 2-3 công ty truyền hình cáp, chưa kể IPTV. Hạ tầng chồng chéo trong khi chủ yếu đầu tư bằng tiền của nhà nước,” ông Thanh thẳng thắn.
Từ đó, ông Thanh kiến nghị cần tăng cường kiểm soát giấy phép truyền hình trả tiền, bảo đảm tránh lãng phí đầu tư ngoài ngành của các công ty nhà nước.
Ông Phan Quang Tuấn, Phó Tổng giám đốc của SCTV thì nói, tổng số cổng truyền hình cáp của doanh nghiệp đầu tư trên mỗi địa bàn ít nhất bằng 2 lần số hộ dân trên địa bàn đó. Đấy là chưa kể đến việc các doanh nghiệp truyền hình cáp không sử dụng hạ tầng truyền dẫn của nhau. Hiện tượng đầu tư mạng chồng mạng gây ra sự lãng phí cho xã hội.
Đưa ra định hướng phát triển truyền hình trong tương lai, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho rằng mỗi loại hình (cáp, vệ tinh, mặt đất…) có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp khu vực là hợp lý.
“Chúng tôi dự kiến phân loại các doanh nghiệp truyền hình cáp ra 3 loại: Mạnh, trung bình, yếu. Từ nay đến năm 2015-2016 sẽ tái cơ cấu, sắp xếp, mua bán sáp nhập các anh đơn vị yếu với nhau và 2016 -2020 là các doanh nghiệp trung bình để hướng tới thị trường lành mạnh,” Tiến sĩ Trần Minh Tuấn cho biết…
Ưu tiên công nghệ mới
Về câu chuyện có nên tiếp tục phát triển mới các đơn vị truyền hình cáp hay không, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn nói với phóng viên Vietnam+ là nên đặt theo quan điểm thị trường.
“Chúng tôi đặt ra quan điểm phát triển đơn vị mới hay không phải phụ thuộc công nghệ đơn vị ấy sử dụng là công nghệ gì? Một đơn vị mới gia nhập thị trường cần tránh sử dụng công nghệ lạc hậu. Ví dụ như cáp đồng trục thì không nên phát triển, mà phải là công nghệ số,” ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, cáp đồng trục không phải không cung cấp được công nghệ số: “Tuy nhiên, nếu kéo mới cáp đồng trục thì không nên vì cáp đồng trục thể hiện tính chuyên nhiễu rất kém. Nếu kéo mới, chúng tôi khuyến nghị nên kéo cáp quang, bảo đảm được việc cung cấp 3DTV chứ không nên làm mới công nghệ cũ.” Và, "doanh nghiệp ở mảng viễn thông, cơ sở hạ tầng đã đầu tư là cáp quang, cáp xoắn đôi… thì nên cung cấp IPTV, đừng làm truyền hình cáp nữa. Còn với doanh nghiệp đã có truyền hình cáp rồi thì nên sớm chuyển sang công nghệ số…”.
Việc chuyển đổi công nghệ phải là một quá trình, nhưng rõ ràng đây là xu hướng. Nó cũng như việc người ta đã chuyển đổi công nghệ truyền hình từ màn hình CRT sang LCD, LED và sẽ không quay lại màn hình cũ nữa. Tương tự, giờ đang là "mốt" truyền hình cáp, nhưng sau này phải là truyền hình độ nét cao HD, IPTV, 3DTV... Do đó, ông Tuấn cho rằng truyền hình công nghệ cáp sẽ thu hẹp vào khoảng năm 2018-2020 theo nhu cầu của thị trường.
Phó Tổng giám đốc của SCTV kiến nghị những doanh nghiệp mới nhảy vào thị trường phải dùng công nghệ tiên tiến hơn nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp người dùng có thêm sự trải nghiệm mới về công nghệ truyền hình tiên tiến.
Đại diện của Cục Tần số Vô tuyến điện thì cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cần đảm bảo yêu cầu quy chuẩn bức xạ EMC, tránh can nhiễu. Khi đầu tư vào truyền hình, cần áp dụng công nghệ mới bởi thực tế thời gian qua công nghệ cũ không đảm bảo về bức xạ EMC đã dẫn đến việc gây nhiễu cho hệ thống thông tin Di động CDMA 11 vụ; điều hành taxi 2 vụ; điều hành bay của hàng không 1 vụ và gây nhiễu cho hệ thống truyền hình số mặt đất của AVG tại gần 300 điểm trên diện rộng, xử lý phức tạp./.
Giảm số lượng nhà cung cấp
Tại Hội thảo xây dựng "Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020" diễn ra ngày 28/6 tại Hà Nội, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn (Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông) cho hay hiện số lượng truyền hình cáp của Việt Nam là quá lớn. Trong khi chúng ta có tới hơn 40 đơn vị cung cấp, thì ở một số nước chỉ khoảng 6-7 đơn vị.
Thực tế cho thấy, dịch vụ truyền hình cáp đồng trục tại Việt Nam mang tính manh mún, được được tổ chức theo các địa phương, quy mô nhỏ. Hơn nữa, cáp đồng trục là công nghệ của những năm 1950-1960 có chất lượng phập phù. Trong khi đó, truyền hình thế giới đang chuyển sang công nghệ số HDTV, hướng tới 3D TV, hướng tới công nghệ truyền hình tương tác IPTV…
Ông Phạm Khắc Lãm, thành viên sáng lập của Viện Phát thanh-Truyền hình (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) thẳng thắn cho rằng, không có quốc gia nào có nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình như Việt Nam. Bởi thế, ông cho rằng khuynh hướng sắp tới là nên giảm bớt số lượng này để bảo đảm lợi ích toàn cục.
Cũng chung quan điểm này, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chiến lược (Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC) cho rằng, truyền hình trả tiền ở Việt Nam đang ở giai đoạn “trăm hoa đua nở,” hạ tầng truyền hình thừa và hỗn loạn.
“Chỉ riêng vệ tinh Vinasat 2 có thể truyền tới 600 kênh truyền hình số SD hoặc 200 kênh truyền hình độ nét cao HD. Trong khi đó, mỗi tỉnh đều có 2-3 công ty truyền hình cáp, chưa kể IPTV. Hạ tầng chồng chéo trong khi chủ yếu đầu tư bằng tiền của nhà nước,” ông Thanh thẳng thắn.
Từ đó, ông Thanh kiến nghị cần tăng cường kiểm soát giấy phép truyền hình trả tiền, bảo đảm tránh lãng phí đầu tư ngoài ngành của các công ty nhà nước.
Ông Phan Quang Tuấn, Phó Tổng giám đốc của SCTV thì nói, tổng số cổng truyền hình cáp của doanh nghiệp đầu tư trên mỗi địa bàn ít nhất bằng 2 lần số hộ dân trên địa bàn đó. Đấy là chưa kể đến việc các doanh nghiệp truyền hình cáp không sử dụng hạ tầng truyền dẫn của nhau. Hiện tượng đầu tư mạng chồng mạng gây ra sự lãng phí cho xã hội.
Đưa ra định hướng phát triển truyền hình trong tương lai, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho rằng mỗi loại hình (cáp, vệ tinh, mặt đất…) có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp khu vực là hợp lý.
“Chúng tôi dự kiến phân loại các doanh nghiệp truyền hình cáp ra 3 loại: Mạnh, trung bình, yếu. Từ nay đến năm 2015-2016 sẽ tái cơ cấu, sắp xếp, mua bán sáp nhập các anh đơn vị yếu với nhau và 2016 -2020 là các doanh nghiệp trung bình để hướng tới thị trường lành mạnh,” Tiến sĩ Trần Minh Tuấn cho biết…
Ưu tiên công nghệ mới
Về câu chuyện có nên tiếp tục phát triển mới các đơn vị truyền hình cáp hay không, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn nói với phóng viên Vietnam+ là nên đặt theo quan điểm thị trường.
“Chúng tôi đặt ra quan điểm phát triển đơn vị mới hay không phải phụ thuộc công nghệ đơn vị ấy sử dụng là công nghệ gì? Một đơn vị mới gia nhập thị trường cần tránh sử dụng công nghệ lạc hậu. Ví dụ như cáp đồng trục thì không nên phát triển, mà phải là công nghệ số,” ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, cáp đồng trục không phải không cung cấp được công nghệ số: “Tuy nhiên, nếu kéo mới cáp đồng trục thì không nên vì cáp đồng trục thể hiện tính chuyên nhiễu rất kém. Nếu kéo mới, chúng tôi khuyến nghị nên kéo cáp quang, bảo đảm được việc cung cấp 3DTV chứ không nên làm mới công nghệ cũ.” Và, "doanh nghiệp ở mảng viễn thông, cơ sở hạ tầng đã đầu tư là cáp quang, cáp xoắn đôi… thì nên cung cấp IPTV, đừng làm truyền hình cáp nữa. Còn với doanh nghiệp đã có truyền hình cáp rồi thì nên sớm chuyển sang công nghệ số…”.
Việc chuyển đổi công nghệ phải là một quá trình, nhưng rõ ràng đây là xu hướng. Nó cũng như việc người ta đã chuyển đổi công nghệ truyền hình từ màn hình CRT sang LCD, LED và sẽ không quay lại màn hình cũ nữa. Tương tự, giờ đang là "mốt" truyền hình cáp, nhưng sau này phải là truyền hình độ nét cao HD, IPTV, 3DTV... Do đó, ông Tuấn cho rằng truyền hình công nghệ cáp sẽ thu hẹp vào khoảng năm 2018-2020 theo nhu cầu của thị trường.
Phó Tổng giám đốc của SCTV kiến nghị những doanh nghiệp mới nhảy vào thị trường phải dùng công nghệ tiên tiến hơn nhằm thúc đẩy thị trường phát triển. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp người dùng có thêm sự trải nghiệm mới về công nghệ truyền hình tiên tiến.
Đại diện của Cục Tần số Vô tuyến điện thì cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cần đảm bảo yêu cầu quy chuẩn bức xạ EMC, tránh can nhiễu. Khi đầu tư vào truyền hình, cần áp dụng công nghệ mới bởi thực tế thời gian qua công nghệ cũ không đảm bảo về bức xạ EMC đã dẫn đến việc gây nhiễu cho hệ thống thông tin Di động CDMA 11 vụ; điều hành taxi 2 vụ; điều hành bay của hàng không 1 vụ và gây nhiễu cho hệ thống truyền hình số mặt đất của AVG tại gần 300 điểm trên diện rộng, xử lý phức tạp./.
Đề xuất áp giá sàn truyền hình trả tiền Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông cầnn đưa ra giá cước sàn của dịch vụ này để tránh trường hợp các doanh nghiệp phá giá thị trường. Về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn cho hay Bộ và cơ quan chức năng sẽ phải quan tâm hết sức chặt chẽ quản lý về giá cước khuyến mãi, bù chéo. Tránh trường hợp lấy lãi từ di động, hoặc từ lĩnh vực khác để bù sang dịch vụ truyền hình nhằm hạ giá cước dịch vụ, dẫn đến thị trường không lành mạnh. |
Trung Hiền (Vietnam+)