Theo chương trình, chiều 22/11, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII.
Bên hành lang kỳ họp, ông Nguyễn Văn Tuyết, ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnam+.
- Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng thời trực tiếp đặt câu hỏi cho Bộ trưởng trên diễn đàn kỳ họp, ông có hài lòng với những giải trình của vị "trưởng ngành" Nguyễn Quốc Triệu không?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Trước hết, tôi thấy bộ trưởng trả lời như thế là tạm ổn. Điều mà tôi hết sức quan tâm là đối với các tỉnh miền núi, khó khăn, đội ngũ y, bác sĩ muốn có trình độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ thì đào tạo rất lâu và công phu.
Tuy nhiên, một số người có trình độ cao này sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo xong lại có xu hướng chuyển công tác về những thành phố lớn hay ra làm tư nhân. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra "chảy máu chất xám" trong ngành y tế. Và lại tiếp tục tình trạng cán bộ y tế có trình độ cao đã thiếu lại càng thiếu hơn.
Vẫn biết rằng, trong cơ chế thị trường như hiện nay thì đội ngũ này cũng phải "kiếm kế sinh nhai". Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải có cơ chế như thế nào đó để giữ chân họ để họ ở lại phục vụ, đặc biệt là làm việc ở các địa bàn khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Bộ trưởng Y tế cũng đã nêu ra kinh nghiệm ở một số nước trong khu vực, họ có một số chính sách, chẳng hạn như đối với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi phục vụ ở tuyến huyện thì được hưởng lương cao hơn là công tác ở tỉnh. Và mức lương khi làm việc ở tỉnh thì cao hơn ở trung ương...
Nếu chúng ta xây dựng và áp dụng được những chính sách ưu đãi như thế thì mới giữ chân được đội ngũ y, bác sĩ có chất lượng chuyên môn cao trong thời gian tới.
- Vấn đề quá tải bệnh viện đang dần trở thành một "căn bệnh trầm kha," theo ông, chìa khóa nào để giải quyết nó?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Vấn đề quá tải bệnh viện đúng là đang trở thành "căn bệnh trầm kha". Theo tôi thì chỉ có sự nỗ lực của cả hệ thống, sự tập trung đầu tư của nhà nước thì mới có thể giải quyết được.
Quan trọng là phải tăng cường củng cố chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến huyện và tỉnh. Hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện vấn đề này. Một khi công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở tốt thì sẽ giảm tải đắc lực cho bệnh viện ở trung ương.
Tuy nhiên, theo như giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, có một vấn đề đặt ra hiện nay là nguồn vốn trái phiếu chính phủ để xây dựng các bệnh viện tuyến huyện mới cấp được có 65% (đề án 47) và cấp tỉnh mới được có 15% (đề án 930). Con số này rất thấp.
Nếu như không cấp đủ vốn cho việc xây dựng những công trình này, bên cạnh đó còn tồn tại một số công trình đang xây dở dang thì rõ ràng vấn đề không thể giải quyết được tận gốc.
Một vấn đề nữa mà tôi cũng hết sức quan tâm và đã hỏi Bộ trưởng Y tế là số tiền hai đề án nêu trên đưa ra thì so với ban đầu nó trượt giá, tăng thêm là bao nhiêu? Bộ trưởng có trình bày là tăng thêm khoảng hơn chục nghìn tỷ đồng. Đây là một con số lớn.
Cụ thể, hai đề án trên dự kiến thực hiện là 62.000 tỷ đồng mà bây giờ lên đến 78.000 tỷ đồng rồi. Và cũng không biết con số này đã dừng lại hay chưa? Theo tôi, cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát và giám sát thật chặt chẽ, tránh việc là cứ khi nào có công trình, có đề án, lúc đầu chúng ta chỉ dự báo từng này tiền thôi và sau đó thì nó lại phát sinh thêm.
Vấn đề đặt ra là nguồn lực của chúng ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Chúng ta phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhưng phải tiết kiệm. Làm đến đâu được đến đó, không dở dang và không để lãng phí.
- Ông đánh giá như thế nào về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở một tỉnh miền núi như Yên Bái trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Qua theo dõi, tôi thấy công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh miền núi như Yên Bái được tăng cường, đội ngũ thầy thuốc cũng có rất nhiều cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Rồi có sự hỗ trợ của Bộ Y tế tăng cường cán bộ, y bác sĩ chuyên khoa cho tỉnh theo đề án 1816. Họ có trình độ cao, về nhận công tác ở địa phương để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Nhờ vậy, nhiều bệnh nhân trên địa bàn tỉnh được chăm sóc, đỡ việc đi lại.
Bên cạnh đó, nhờ đề án 1816, bác sĩ nói riêng và đội ngũ thầy thuốc ở tại địa phương cũng có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm và bổ túc thêm tay nghề. Tuy nhiên với những yếu tố đặc biệt của một tỉnh miền núi thì Yên Bái cũng còn muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Việc xây dựng, củng cố cơ sở vật chất khám chữa bệnh tuyến huyện và một số khoa chuyên môn ở bệnh viện tỉnh vẫn còn đang dở dang bởi nguồn vốn trái phiếu chính phủ được cấp cho việc này còn nhiều hạn chế.
Rất mong trong thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ sẽ có đủ nguồn vốn để đầu tư cho việc này. Và có thêm những chế độ, chính sách ưu đãi cho đội ngũ thầy thuốc để họ yên tâm công tác, phục vụ đồng bào địa phương được tốt hơn.
- Vấn đề huy động nguồn vốn xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, nhất là ở một địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái có thể thực hiện không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa trong lĩnh vực y tế ở một địa bàn miền núi cũng sẽ có khó khăn hơn so với các tỉnh đồng bằng và thành phố. Nói như vậy không có nghĩa là không làm được. Nếu tỉnh có sự ưu đãi nhất định ví dụ như đất đai... thì tôi cho rằng đây cũng là một kênh giúp cho đỡ giảm tải ở các bệnh viện tuyến công lập.
- Xin cảm ơn ông./.
Bên hành lang kỳ họp, ông Nguyễn Văn Tuyết, ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnam+.
- Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng thời trực tiếp đặt câu hỏi cho Bộ trưởng trên diễn đàn kỳ họp, ông có hài lòng với những giải trình của vị "trưởng ngành" Nguyễn Quốc Triệu không?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Trước hết, tôi thấy bộ trưởng trả lời như thế là tạm ổn. Điều mà tôi hết sức quan tâm là đối với các tỉnh miền núi, khó khăn, đội ngũ y, bác sĩ muốn có trình độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ thì đào tạo rất lâu và công phu.
Tuy nhiên, một số người có trình độ cao này sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo xong lại có xu hướng chuyển công tác về những thành phố lớn hay ra làm tư nhân. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra "chảy máu chất xám" trong ngành y tế. Và lại tiếp tục tình trạng cán bộ y tế có trình độ cao đã thiếu lại càng thiếu hơn.
Vẫn biết rằng, trong cơ chế thị trường như hiện nay thì đội ngũ này cũng phải "kiếm kế sinh nhai". Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải có cơ chế như thế nào đó để giữ chân họ để họ ở lại phục vụ, đặc biệt là làm việc ở các địa bàn khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Bộ trưởng Y tế cũng đã nêu ra kinh nghiệm ở một số nước trong khu vực, họ có một số chính sách, chẳng hạn như đối với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi phục vụ ở tuyến huyện thì được hưởng lương cao hơn là công tác ở tỉnh. Và mức lương khi làm việc ở tỉnh thì cao hơn ở trung ương...
Nếu chúng ta xây dựng và áp dụng được những chính sách ưu đãi như thế thì mới giữ chân được đội ngũ y, bác sĩ có chất lượng chuyên môn cao trong thời gian tới.
- Vấn đề quá tải bệnh viện đang dần trở thành một "căn bệnh trầm kha," theo ông, chìa khóa nào để giải quyết nó?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Vấn đề quá tải bệnh viện đúng là đang trở thành "căn bệnh trầm kha". Theo tôi thì chỉ có sự nỗ lực của cả hệ thống, sự tập trung đầu tư của nhà nước thì mới có thể giải quyết được.
Quan trọng là phải tăng cường củng cố chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến huyện và tỉnh. Hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện vấn đề này. Một khi công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở tốt thì sẽ giảm tải đắc lực cho bệnh viện ở trung ương.
Tuy nhiên, theo như giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, có một vấn đề đặt ra hiện nay là nguồn vốn trái phiếu chính phủ để xây dựng các bệnh viện tuyến huyện mới cấp được có 65% (đề án 47) và cấp tỉnh mới được có 15% (đề án 930). Con số này rất thấp.
Nếu như không cấp đủ vốn cho việc xây dựng những công trình này, bên cạnh đó còn tồn tại một số công trình đang xây dở dang thì rõ ràng vấn đề không thể giải quyết được tận gốc.
Một vấn đề nữa mà tôi cũng hết sức quan tâm và đã hỏi Bộ trưởng Y tế là số tiền hai đề án nêu trên đưa ra thì so với ban đầu nó trượt giá, tăng thêm là bao nhiêu? Bộ trưởng có trình bày là tăng thêm khoảng hơn chục nghìn tỷ đồng. Đây là một con số lớn.
Cụ thể, hai đề án trên dự kiến thực hiện là 62.000 tỷ đồng mà bây giờ lên đến 78.000 tỷ đồng rồi. Và cũng không biết con số này đã dừng lại hay chưa? Theo tôi, cần phải có sự kiểm tra, kiểm soát và giám sát thật chặt chẽ, tránh việc là cứ khi nào có công trình, có đề án, lúc đầu chúng ta chỉ dự báo từng này tiền thôi và sau đó thì nó lại phát sinh thêm.
Vấn đề đặt ra là nguồn lực của chúng ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Chúng ta phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhưng phải tiết kiệm. Làm đến đâu được đến đó, không dở dang và không để lãng phí.
- Ông đánh giá như thế nào về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở một tỉnh miền núi như Yên Bái trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Qua theo dõi, tôi thấy công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh miền núi như Yên Bái được tăng cường, đội ngũ thầy thuốc cũng có rất nhiều cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Rồi có sự hỗ trợ của Bộ Y tế tăng cường cán bộ, y bác sĩ chuyên khoa cho tỉnh theo đề án 1816. Họ có trình độ cao, về nhận công tác ở địa phương để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Nhờ vậy, nhiều bệnh nhân trên địa bàn tỉnh được chăm sóc, đỡ việc đi lại.
Bên cạnh đó, nhờ đề án 1816, bác sĩ nói riêng và đội ngũ thầy thuốc ở tại địa phương cũng có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm và bổ túc thêm tay nghề. Tuy nhiên với những yếu tố đặc biệt của một tỉnh miền núi thì Yên Bái cũng còn muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Việc xây dựng, củng cố cơ sở vật chất khám chữa bệnh tuyến huyện và một số khoa chuyên môn ở bệnh viện tỉnh vẫn còn đang dở dang bởi nguồn vốn trái phiếu chính phủ được cấp cho việc này còn nhiều hạn chế.
Rất mong trong thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ sẽ có đủ nguồn vốn để đầu tư cho việc này. Và có thêm những chế độ, chính sách ưu đãi cho đội ngũ thầy thuốc để họ yên tâm công tác, phục vụ đồng bào địa phương được tốt hơn.
- Vấn đề huy động nguồn vốn xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, nhất là ở một địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái có thể thực hiện không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Tuyết: Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa trong lĩnh vực y tế ở một địa bàn miền núi cũng sẽ có khó khăn hơn so với các tỉnh đồng bằng và thành phố. Nói như vậy không có nghĩa là không làm được. Nếu tỉnh có sự ưu đãi nhất định ví dụ như đất đai... thì tôi cho rằng đây cũng là một kênh giúp cho đỡ giảm tải ở các bệnh viện tuyến công lập.
- Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)