Kinh tế Nhật Bản trong quý 2/2012 chỉ tăng với nhịp độ bằng một nửa so với mức ước tính của chính phủ, làm dấy lên mối lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này có thể sẽ suy giảm trong thời gian tới.
Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý hai năm nay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã được điều chỉnh của Nhật Bản tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức dự báo sơ bộ tăng 1,4% do Chính phủ Nhật Bản đưa ra trước đó.
Trong khi đó, theo ước tính trung bình của nhóm 26 chuyên gia kinh tế vừa do Bloomberg News khảo sát, mức tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong thời gian từ tháng 4-6/2012 là 1%. Thông tin này đã khiến chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản lập tức quay đầu giảm 0,3% trong phiên giao dịch sáng ngày 10/9 tại thị trường Tokyo.
Báo cáo của Bộ tài chính Nhật Bản cho hay thặng dự tài khoản vãng lai của nước này trong tháng Bảy vừa qua cũng giảm tới 41% so với cùng kỳ năm 2011, xuống còn 625,4 tỷ yen (8 tỷ USD). Đây là tháng thứ sáu liên tiếp thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản sụt giảm, do hoạt động xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc tiếp tục suy yếu, trong khi nhập khẩu nhiên liệu lại có xu hướng gia tăng.
Thêm vào đó, cán cân thanh toán quốc tế của nước này trong tháng Bảy cũng sụt giảm tháng thứ 17 liên tiếp, do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm, đồng yen tăng giá và sự biến động của giá dầu thô. Cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại châu Âu và kinh tế sa sút ở Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục tác động hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản.
Giới phân tích cho rằng sự bế tắc của Quốc hội Nhật Bản có thể cản trở việc thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế trong nước, do đó diễn biến kinh tế Nhật Bản càng trở nên ảm đạm hơn, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu giảm, đồng yen mạnh lên, và các chương trình hỗ trợ mua xe ôtô của Chính phủ cũng sắp hết hạn.
Dự kiến, Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ họp vào hai ngày 18-19/9, đồng thời có thể xem xét việc đưa ra các chính sách nới lỏng tiền tệ mới chậm nhất là vào tháng 10/2012./.
Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết trong quý hai năm nay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã được điều chỉnh của Nhật Bản tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức dự báo sơ bộ tăng 1,4% do Chính phủ Nhật Bản đưa ra trước đó.
Trong khi đó, theo ước tính trung bình của nhóm 26 chuyên gia kinh tế vừa do Bloomberg News khảo sát, mức tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong thời gian từ tháng 4-6/2012 là 1%. Thông tin này đã khiến chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản lập tức quay đầu giảm 0,3% trong phiên giao dịch sáng ngày 10/9 tại thị trường Tokyo.
Báo cáo của Bộ tài chính Nhật Bản cho hay thặng dự tài khoản vãng lai của nước này trong tháng Bảy vừa qua cũng giảm tới 41% so với cùng kỳ năm 2011, xuống còn 625,4 tỷ yen (8 tỷ USD). Đây là tháng thứ sáu liên tiếp thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản sụt giảm, do hoạt động xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc tiếp tục suy yếu, trong khi nhập khẩu nhiên liệu lại có xu hướng gia tăng.
Thêm vào đó, cán cân thanh toán quốc tế của nước này trong tháng Bảy cũng sụt giảm tháng thứ 17 liên tiếp, do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm, đồng yen tăng giá và sự biến động của giá dầu thô. Cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng tại châu Âu và kinh tế sa sút ở Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục tác động hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản.
Giới phân tích cho rằng sự bế tắc của Quốc hội Nhật Bản có thể cản trở việc thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế trong nước, do đó diễn biến kinh tế Nhật Bản càng trở nên ảm đạm hơn, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu giảm, đồng yen mạnh lên, và các chương trình hỗ trợ mua xe ôtô của Chính phủ cũng sắp hết hạn.
Dự kiến, Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ họp vào hai ngày 18-19/9, đồng thời có thể xem xét việc đưa ra các chính sách nới lỏng tiền tệ mới chậm nhất là vào tháng 10/2012./.
Minh Trang (TTXVN)