Cuộc đình công của các nhân viên hai cảng Los Angeles và Long Beach, nơi tiếp nhận hơn 40% hàng hóa nhập khẩu từ châu Á, đã bước sang ngày thứ tám khiến nền kinh tế của Mỹ thiệt hại khoảng 1 tỷ USD mỗi ngày.
[Hải cảng lớn nhất Mỹ tê liệt vì đình công kéo dài]
Các nhóm thương mại dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ đã gửi một bức thư cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức cấp cao nhất của Quốc hội yêu cầu can thiệp và ngăn chặn các cuộc biểu tình tại hai hải cảng quan trọng này.
Tranh chấp lao động được khởi xướng bởi 500 nhân viên cảng, các thành viên của công đoàn và được sự hưởng ứng nhiệt tình của 10.000 thành viên công đoàn công nhân bốc dỡ hàng hóa các bến cảng và nhà kho quốc tế (ILWU).
Nguyên nhân khiến nhân viên cảng “nổi giận” là do thời hạn hợp đồng làm việc của họ đã hết nhưng hợp đồng mới chưa được ký kết, họ chỉ được tạm gia hạn trong vòng 90 ngày, có nghĩa là đến hết năm nay.
Chính phủ Mỹ đã cử nhà trung gian tiến hành đàm phán với hai bên với mục đích ngăn ngừa cuộc đình công có thể lan sang 14 cảng biển nằm dọc bờ biển phía Đông nước Mỹ.
Lãnh đạo hai cảng nói trên cũng đã tiến hành một số cuộc gặp với đại diện giới công đoàn để thảo luận các điều kiện hợp đồng lao động, tuy nhiên hiện vẫn chưa đạt được tiến triển khả quan nào./.
[Hải cảng lớn nhất Mỹ tê liệt vì đình công kéo dài]
Các nhóm thương mại dưới sự lãnh đạo của Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ đã gửi một bức thư cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức cấp cao nhất của Quốc hội yêu cầu can thiệp và ngăn chặn các cuộc biểu tình tại hai hải cảng quan trọng này.
Tranh chấp lao động được khởi xướng bởi 500 nhân viên cảng, các thành viên của công đoàn và được sự hưởng ứng nhiệt tình của 10.000 thành viên công đoàn công nhân bốc dỡ hàng hóa các bến cảng và nhà kho quốc tế (ILWU).
Nguyên nhân khiến nhân viên cảng “nổi giận” là do thời hạn hợp đồng làm việc của họ đã hết nhưng hợp đồng mới chưa được ký kết, họ chỉ được tạm gia hạn trong vòng 90 ngày, có nghĩa là đến hết năm nay.
Chính phủ Mỹ đã cử nhà trung gian tiến hành đàm phán với hai bên với mục đích ngăn ngừa cuộc đình công có thể lan sang 14 cảng biển nằm dọc bờ biển phía Đông nước Mỹ.
Lãnh đạo hai cảng nói trên cũng đã tiến hành một số cuộc gặp với đại diện giới công đoàn để thảo luận các điều kiện hợp đồng lao động, tuy nhiên hiện vẫn chưa đạt được tiến triển khả quan nào./.
An Nhân (Vietnam+)