Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày 27/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo đà tăng trưởng ấn tượng của các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu các nền kinh tế phát triển tăng trưởng chậm lại, đồng thời hối thúc các nhà hoạch định chính sách giúp các nền kinh tế đó sẵn sàng ứng phó với tình huống bất lợi.
IMF cho rằng việc hoạch định chính sách tốt hơn trong hơn một thập niên qua đã gia tăng sức mạnh và khả năng thích ứng của các nền kinh tế mới nổi trước các cú sốc về kinh tế.
Tuy nhiên, các nền kinh tế này cũng không thể tránh bị tác động trước những yếu tố bất lợi đến từ cả bên trong và bên ngoài.
Sự gia tăng dòng vốn, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và giá hàng hóa cao - những yếu tố đã đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nền kinh tế mới nổi, có thể sẽ đột ngột dừng lại.
IMF nhận định không có gì đảm bảo sự vững vàng của các nền kinh tế mới nổi trong hai năm qua sẽ tiếp tục.
Các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu yếu đi làm tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế này chững lại khá rõ, khi sản xuất công nghiệp sa sút và niềm tin kinh doanh cũng giảm sút.
Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển rất có thể sẽ trải qua một đợt suy giảm mới, khi khủng hoảng nợ công vẫn tiếp diễn ở châu Âu, còn Mỹ có thể đối mặt với tình trạng "vách đá tài chính", tức việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế tự động, vào đầu năm tới.
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu, mối đe dọa lớn nhất hiện nay với kinh tế toàn cầu, đã làm chậm tăng trưởng của các cường quốc mới nổi trong năm nay.
Tháng Bảy, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của ba nền kinh tế trong nhóm BRIC là Brazil, Nga và Ấn Độ, trừ Nga.
IMF hối thúc các nền kinh tế phát triển và mới nổi chú trọng vào việc tái thiết lập lưới an toàn về tài chính để có thể đối phó với tình trạng èo uột của các nền kinh tế phát triển.
Sở dĩ các nước mới nổi đã ứng phó tốt trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nhờ khả năng kích thích chi tiêu ngân sách để chống đỡ nền kinh tế./.
IMF cho rằng việc hoạch định chính sách tốt hơn trong hơn một thập niên qua đã gia tăng sức mạnh và khả năng thích ứng của các nền kinh tế mới nổi trước các cú sốc về kinh tế.
Tuy nhiên, các nền kinh tế này cũng không thể tránh bị tác động trước những yếu tố bất lợi đến từ cả bên trong và bên ngoài.
Sự gia tăng dòng vốn, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và giá hàng hóa cao - những yếu tố đã đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nền kinh tế mới nổi, có thể sẽ đột ngột dừng lại.
IMF nhận định không có gì đảm bảo sự vững vàng của các nền kinh tế mới nổi trong hai năm qua sẽ tiếp tục.
Các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu yếu đi làm tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế này chững lại khá rõ, khi sản xuất công nghiệp sa sút và niềm tin kinh doanh cũng giảm sút.
Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển rất có thể sẽ trải qua một đợt suy giảm mới, khi khủng hoảng nợ công vẫn tiếp diễn ở châu Âu, còn Mỹ có thể đối mặt với tình trạng "vách đá tài chính", tức việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế tự động, vào đầu năm tới.
Khủng hoảng nợ công ở châu Âu, mối đe dọa lớn nhất hiện nay với kinh tế toàn cầu, đã làm chậm tăng trưởng của các cường quốc mới nổi trong năm nay.
Tháng Bảy, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của ba nền kinh tế trong nhóm BRIC là Brazil, Nga và Ấn Độ, trừ Nga.
IMF hối thúc các nền kinh tế phát triển và mới nổi chú trọng vào việc tái thiết lập lưới an toàn về tài chính để có thể đối phó với tình trạng èo uột của các nền kinh tế phát triển.
Sở dĩ các nước mới nổi đã ứng phó tốt trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu là nhờ khả năng kích thích chi tiêu ngân sách để chống đỡ nền kinh tế./.
Lê Minh (TTXVN)