Trong báo cáo mới nhất cập nhật tình hình kinh tế Mỹ Cục Dự trữ liên bang (FED) khẳng định nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang phát triển với tốc độ vừa phải.
Thị trường bất động sản khởi sắc được xác định là nguyên nhân chủ yếu giúp kinh tế Mỹ duy trì được đà cải thiện ở hầu hết các khu vực.
Đánh giá này của FED lạc quan hơn so với báo cáo trước đây nói rằng kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi từng bước.
Báo cáo "Beige Book," công bố ngày 10/10 của FED cho biết sức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ từ giữa tháng Tám đến giữa tháng Chín tiếp tục được cải thiện tại 10 trong 12 khu vực FED có các chi nhánh. Chỉ có một khu vực giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như trong báo cáo lần trước và một khu vực phát triển chậm lại.
Số lượng các ngôi nhà mới xây được bán ra tăng đều ở hầu hết các khu vực là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy đà phục hồi. Chi tiêu của người tiêu dùng trong thời gian này tăng nhẹ, nhưng lượng xe ô tô bán ra tăng ở hầu hết các bang. Thị trường lao động vẫn chưa được cải thiện nhiều, nhưng hoạt động của các nhà máy sự có cải thiện chút ít tại một nửa các khu vực do FED quản lý và theo dõi.
Đánh giá này sẽ là cơ sở cho cuộc họp dự kiến diễn ra trong hai ngày 23-24/10 tới của FED. Các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ không có sự thay đổi lớn trong chính sách của FED trong cuộc họp thường kỳ sắp tới vì trong tháng Chín vừa qua FED đã có một quyết sách bất ngờ.
Theo đó, mỗi tháng tung vào thị trường 40 tỷ USD để mua lại các trái phiếu dài hạn liên quan tới thế chấp nhằm giữ tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức thấp từ 0%-0,25% đến giữa năm 2015, ngay cả trong trường hợp kinh tế Mỹ đã trở lại thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
FED hy vọng, lãi suất vay mượn thấp sẽ kích thích người tiêu dùng và các công ty tăng vay tiền và tăng chi tiêu, qua đó sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Chi tiêu của người tiêu dùng, nhân tố đóng góp tới hơn 70% vào các hoạt động của nền kinh tế Mỹ, giảm đã làm tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 2/2012 chỉ đạt 1,3% so với mức tăng 2% của quý đầu năm 2012.
Các chuyên gia kinh tế dự báo sáu tháng cuối năm 2012, tốc độ tăng GDP của Mỹ khoảng trên dưới 2%, chưa đủ mạnh để có thể giải tỏa khó khăn cho hơn 12 triệu người bị thất nghiệp./.
Thị trường bất động sản khởi sắc được xác định là nguyên nhân chủ yếu giúp kinh tế Mỹ duy trì được đà cải thiện ở hầu hết các khu vực.
Đánh giá này của FED lạc quan hơn so với báo cáo trước đây nói rằng kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi từng bước.
Báo cáo "Beige Book," công bố ngày 10/10 của FED cho biết sức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ từ giữa tháng Tám đến giữa tháng Chín tiếp tục được cải thiện tại 10 trong 12 khu vực FED có các chi nhánh. Chỉ có một khu vực giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như trong báo cáo lần trước và một khu vực phát triển chậm lại.
Số lượng các ngôi nhà mới xây được bán ra tăng đều ở hầu hết các khu vực là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy đà phục hồi. Chi tiêu của người tiêu dùng trong thời gian này tăng nhẹ, nhưng lượng xe ô tô bán ra tăng ở hầu hết các bang. Thị trường lao động vẫn chưa được cải thiện nhiều, nhưng hoạt động của các nhà máy sự có cải thiện chút ít tại một nửa các khu vực do FED quản lý và theo dõi.
Đánh giá này sẽ là cơ sở cho cuộc họp dự kiến diễn ra trong hai ngày 23-24/10 tới của FED. Các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ không có sự thay đổi lớn trong chính sách của FED trong cuộc họp thường kỳ sắp tới vì trong tháng Chín vừa qua FED đã có một quyết sách bất ngờ.
Theo đó, mỗi tháng tung vào thị trường 40 tỷ USD để mua lại các trái phiếu dài hạn liên quan tới thế chấp nhằm giữ tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức thấp từ 0%-0,25% đến giữa năm 2015, ngay cả trong trường hợp kinh tế Mỹ đã trở lại thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
FED hy vọng, lãi suất vay mượn thấp sẽ kích thích người tiêu dùng và các công ty tăng vay tiền và tăng chi tiêu, qua đó sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Chi tiêu của người tiêu dùng, nhân tố đóng góp tới hơn 70% vào các hoạt động của nền kinh tế Mỹ, giảm đã làm tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 2/2012 chỉ đạt 1,3% so với mức tăng 2% của quý đầu năm 2012.
Các chuyên gia kinh tế dự báo sáu tháng cuối năm 2012, tốc độ tăng GDP của Mỹ khoảng trên dưới 2%, chưa đủ mạnh để có thể giải tỏa khó khăn cho hơn 12 triệu người bị thất nghiệp./.
Thái Hùng (TTXVN)