Theo hãng tin ANSA, Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) vừa cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này chỉ tăng 0,4% trong năm 2011, thấp hơn so với mức dự báo ban đầu 0,6% của chính phủ.
Nợ công của Italy đã tăng từ mức 118,7% GDP trong năm 2010 lên tới 120,1% trong năm 2011, và đây là mức cao nhất kể từ năm 1996, khi nợ công chiếm tới 120,6% GDP.
Tổng doanh thu thuế lên tới 46,6% GDP, tăng 1,7% so với năm 2010. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của Italy chỉ tương đương với 3,9% GDP, cải thiện hơn so với mức 4,6% của năm 2010.
Do kinh tế sụt giảm, chi tiêu của các hộ gia đình Italy trong năm 2011 chỉ tăng 0,2% so với mức tăng 1,2% của năm 2010. Chi tiêu của các hộ gia đình không tăng chủ yếu là do tình trạng sụt giảm về chi tiêu dành cho thực phẩm (giảm 1,3%) và chi tiêu dành cho hàng hóa nói chung (giảm 0,9%). Trong khi đó, chi tiêu cho các ngành dịch vụ lại tăng 1,6%.
Về tình trạng việc làm, ISTAT cho hay tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1/2012 đã tăng tới 9,2% và đây là mức cao nhất trong 8 năm qua, khiến số người không có việc làm hiện đang ở mức khoảng 2,3 triệu người. Trong khi đó, theo cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp ở 27 nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu đã lên tới mức 10,1% hồi tháng 2/2012, tức khoảng 24,3 triệu người đang không có việc làm.
Tại Italy, số lao động trẻ tuổi - từ 15 đến 24 tuổi - là diện đối tượng bị tác động mạnh nhất với khoảng 31,1% trong số này hiện không có việc làm. Tuy vậy, mức thất nghiệp của Italy vẫn còn khá hơn so với mức trung bình 10,7% của 17 nước thuộc Khu vực đồng euro (Eurozone) với khoảng 16,9 triệu người đang bị thất nghiệp tính đến tháng 1/2012.
Các doanh nghiệp ở Italy hiện đang cắt giảm bớt lực lượng lao động do lòng tin đối với nền kinh tế bị lao dốc. Chính phủ khẩn cấp của Italy đứng đầu là Thủ tướng Mario Monti, lên nhậm chức từ tháng 11/2011, đã phải thực hiện các biện pháp như tăng thuế, cải cách lương hưu và phát động cuộc chiến chống lại tình trạng trốn thuế vốn đang lan tràn ở nước này nhằm cân bằng ngân sách và giảm bớt khoản nợ công khổng lồ đang ở mức 1,9 nghìn tỷ euro (2,6 nghìn tỷ USD) của Italy.
Trước đó, trong quý 4/2011, nền kinh tế Italy đã bị sụt giảm 0,7% và đây là quý thứ hai liên tiếp kinh tế của nước này đạt mức tăng trưởng âm, dấu hiệu kỹ thuật cho thấy nền kinh tế Italy đang bị suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế của Italy sẽ sụt giảm 2,2% trong năm 2012./.
Nợ công của Italy đã tăng từ mức 118,7% GDP trong năm 2010 lên tới 120,1% trong năm 2011, và đây là mức cao nhất kể từ năm 1996, khi nợ công chiếm tới 120,6% GDP.
Tổng doanh thu thuế lên tới 46,6% GDP, tăng 1,7% so với năm 2010. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của Italy chỉ tương đương với 3,9% GDP, cải thiện hơn so với mức 4,6% của năm 2010.
Do kinh tế sụt giảm, chi tiêu của các hộ gia đình Italy trong năm 2011 chỉ tăng 0,2% so với mức tăng 1,2% của năm 2010. Chi tiêu của các hộ gia đình không tăng chủ yếu là do tình trạng sụt giảm về chi tiêu dành cho thực phẩm (giảm 1,3%) và chi tiêu dành cho hàng hóa nói chung (giảm 0,9%). Trong khi đó, chi tiêu cho các ngành dịch vụ lại tăng 1,6%.
Về tình trạng việc làm, ISTAT cho hay tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1/2012 đã tăng tới 9,2% và đây là mức cao nhất trong 8 năm qua, khiến số người không có việc làm hiện đang ở mức khoảng 2,3 triệu người. Trong khi đó, theo cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp ở 27 nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu đã lên tới mức 10,1% hồi tháng 2/2012, tức khoảng 24,3 triệu người đang không có việc làm.
Tại Italy, số lao động trẻ tuổi - từ 15 đến 24 tuổi - là diện đối tượng bị tác động mạnh nhất với khoảng 31,1% trong số này hiện không có việc làm. Tuy vậy, mức thất nghiệp của Italy vẫn còn khá hơn so với mức trung bình 10,7% của 17 nước thuộc Khu vực đồng euro (Eurozone) với khoảng 16,9 triệu người đang bị thất nghiệp tính đến tháng 1/2012.
Các doanh nghiệp ở Italy hiện đang cắt giảm bớt lực lượng lao động do lòng tin đối với nền kinh tế bị lao dốc. Chính phủ khẩn cấp của Italy đứng đầu là Thủ tướng Mario Monti, lên nhậm chức từ tháng 11/2011, đã phải thực hiện các biện pháp như tăng thuế, cải cách lương hưu và phát động cuộc chiến chống lại tình trạng trốn thuế vốn đang lan tràn ở nước này nhằm cân bằng ngân sách và giảm bớt khoản nợ công khổng lồ đang ở mức 1,9 nghìn tỷ euro (2,6 nghìn tỷ USD) của Italy.
Trước đó, trong quý 4/2011, nền kinh tế Italy đã bị sụt giảm 0,7% và đây là quý thứ hai liên tiếp kinh tế của nước này đạt mức tăng trưởng âm, dấu hiệu kỹ thuật cho thấy nền kinh tế Italy đang bị suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế của Italy sẽ sụt giảm 2,2% trong năm 2012./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)