Khi nỗi ám ảnh từ vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 giảm dần thì cũng là lúc nỗi lo ngại của dân chúng Mỹ tăng lên trước áp lực tài chính mà Washington phải gánh chịu trong suốt một thập kỷ qua.
Nhiều hãng thông tấn, nhiều tờ báo nước ngoài đã phân tích, bình luận về nền kinh tế Mỹ trong thời gian 10 năm qua, kể từ ngày xảy ra sự kiện gây chấn động toàn cầu.
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trugn Quốc ngày 9/9 bình luận việc hãng xếp hạng tín dụng quốc tế uy tín Standard & Poor's (S&P) trong tháng 8/2011 hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ đã dấy lên hồi chuông báo động đối với sự bền vững của nền tài chính Mỹ cũng như tính hiệu quả của bộ máy chính trị của Washington trong việc giải quyết những thách thức tài chính đầy cam go.
Việc hạ bậc tín nhiệm này xảy ra ngay sau cuộc tranh cãi nảy lửa trong suốt mùa hè giữa các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ trước khi họ đạt được thống nhất về chương trình cắt giảm thâm hụt 2.000 tỷ USD, thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ trong gang tấc, song lại không đạt được mức 4.000 tỷ USD mà S&P đưa ra và đã không thể cứu vãn Mỹ khỏi tình thế bị hạ mức tín nhiệm.
Tờ "Thời báo New York" (Mỹ) mới đây đăng bài của nhà báo Thomas Friedman cho rằng Chính phủ Mỹ đã sử dụng "Chiến tranh lạnh" để đạt được tham vọng của mình, mở ra các ngành công nghiệp mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong suốt những năm sau sự kiện 11/9, Chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush đã lấy sự kiện 11/9 làm cái cớ cho việc giảm thuế, tiến hành hai cuộc chiến tranh (ở Afghanistan và Iraq) và tạo ra một chương trình trợ giá đầy tốn kém để cung cấp thuốc men cho người già trên 65 tuổi... khiến nợ quốc gia của Mỹ tăng gần 5.000 tỷ USD trong 2 nhiệm kỳ 8 năm của ông Bush, và tăng thêm 4.000 tỷ USD dưới thời ông Obama, lên đến mức báo động 14.700 tỷ USD hiện nay.
Nhật báo Le Monde phân tích 10 năm tiến hành chiến tranh bên ngoài nước Mỹ đã biến nước này từ một đất nước có thặng dư 86 tỷ USD thành "con nợ khổng lồ," đẩy người dân Mỹ vào sự ngờ vực, hoang mang tột cùng trong lĩnh vực kinh tế.
"Ngọn cờ rủ của Mỹ" là tiêu đề một bài viết về sự kiện 11/9 được đăng trên nhật báo Liberation (Pháp), cho rằng ngoài việc Mỹ sa lầy trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, nước này còn bị chia rẽ về chính trị và bị xói mòn vì các vấn đề an ninh trong nước. Nước Mỹ vẫn đang phải tiếp tục hứng chịu hậu quả của thảm họa xảy ra cách đây 10 năm. "Liberation" cho rằng người Mỹ sẽ còn phải tiếp tục cảm thấy bi quan về tương lai.
Trong khi đó, số trí thức cho rằng nước Mỹ có những hành động thái quá đang ngày một gia tăng và họ cho rằng Mỹ phải gánh chịu một phần trách nhiệm về những gì đã xảy ra.
Một thập kỷ đã trôi qua, nhưng ông Obama cũng không thể làm khác người tiền nhiệm. Phần đông trong số trí thức cho rằng Mỹ đã quá lãng phí tiền của cho hai cuộc chiến, và đây chính là nguồn gốc nhấn chìm ngân sách của chính quyền liên bang.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng thỏa thuận cắt giảm thâm hụt mới đây sẽ không thể giải quyết được các khó khăn tài chính về lâu dài của đất nước, và các cơ quan xếp hạng tín dụng hoàn toàn có lý do xem xét lại mức xếp hạng AAA của Mỹ./.
Nhiều hãng thông tấn, nhiều tờ báo nước ngoài đã phân tích, bình luận về nền kinh tế Mỹ trong thời gian 10 năm qua, kể từ ngày xảy ra sự kiện gây chấn động toàn cầu.
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trugn Quốc ngày 9/9 bình luận việc hãng xếp hạng tín dụng quốc tế uy tín Standard & Poor's (S&P) trong tháng 8/2011 hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ đã dấy lên hồi chuông báo động đối với sự bền vững của nền tài chính Mỹ cũng như tính hiệu quả của bộ máy chính trị của Washington trong việc giải quyết những thách thức tài chính đầy cam go.
Việc hạ bậc tín nhiệm này xảy ra ngay sau cuộc tranh cãi nảy lửa trong suốt mùa hè giữa các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ trước khi họ đạt được thống nhất về chương trình cắt giảm thâm hụt 2.000 tỷ USD, thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ trong gang tấc, song lại không đạt được mức 4.000 tỷ USD mà S&P đưa ra và đã không thể cứu vãn Mỹ khỏi tình thế bị hạ mức tín nhiệm.
Tờ "Thời báo New York" (Mỹ) mới đây đăng bài của nhà báo Thomas Friedman cho rằng Chính phủ Mỹ đã sử dụng "Chiến tranh lạnh" để đạt được tham vọng của mình, mở ra các ngành công nghiệp mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong suốt những năm sau sự kiện 11/9, Chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush đã lấy sự kiện 11/9 làm cái cớ cho việc giảm thuế, tiến hành hai cuộc chiến tranh (ở Afghanistan và Iraq) và tạo ra một chương trình trợ giá đầy tốn kém để cung cấp thuốc men cho người già trên 65 tuổi... khiến nợ quốc gia của Mỹ tăng gần 5.000 tỷ USD trong 2 nhiệm kỳ 8 năm của ông Bush, và tăng thêm 4.000 tỷ USD dưới thời ông Obama, lên đến mức báo động 14.700 tỷ USD hiện nay.
Nhật báo Le Monde phân tích 10 năm tiến hành chiến tranh bên ngoài nước Mỹ đã biến nước này từ một đất nước có thặng dư 86 tỷ USD thành "con nợ khổng lồ," đẩy người dân Mỹ vào sự ngờ vực, hoang mang tột cùng trong lĩnh vực kinh tế.
"Ngọn cờ rủ của Mỹ" là tiêu đề một bài viết về sự kiện 11/9 được đăng trên nhật báo Liberation (Pháp), cho rằng ngoài việc Mỹ sa lầy trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, nước này còn bị chia rẽ về chính trị và bị xói mòn vì các vấn đề an ninh trong nước. Nước Mỹ vẫn đang phải tiếp tục hứng chịu hậu quả của thảm họa xảy ra cách đây 10 năm. "Liberation" cho rằng người Mỹ sẽ còn phải tiếp tục cảm thấy bi quan về tương lai.
Trong khi đó, số trí thức cho rằng nước Mỹ có những hành động thái quá đang ngày một gia tăng và họ cho rằng Mỹ phải gánh chịu một phần trách nhiệm về những gì đã xảy ra.
Một thập kỷ đã trôi qua, nhưng ông Obama cũng không thể làm khác người tiền nhiệm. Phần đông trong số trí thức cho rằng Mỹ đã quá lãng phí tiền của cho hai cuộc chiến, và đây chính là nguồn gốc nhấn chìm ngân sách của chính quyền liên bang.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng thỏa thuận cắt giảm thâm hụt mới đây sẽ không thể giải quyết được các khó khăn tài chính về lâu dài của đất nước, và các cơ quan xếp hạng tín dụng hoàn toàn có lý do xem xét lại mức xếp hạng AAA của Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)