Ngày 24/2, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen thăm chính thức Ukraine nhằm thảo luận khả năng nước này tham gia Hệ thống phòng thủ tên lửa chung của châu Âu.
Đây là lần đầu tiên ông Rassmusen thăm Ukraine và cũng là lần đầu tiên người đứng đầu tổ chức quân sự lớn nhất thế giới tới Kiev sau khi chính quyền mới tại Ukraine từ bỏ chủ trương gia nhập NATO.
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết Tổng thống Victor Yanukovich, Thủ tướng Nikolai Azarov, Ngoại trưởng Konstantin Grishenko và Chủ tịch Quốc hội Vladimir Litvin sẽ có các cuộc hội đàm với ông Rasmussen.
Phát biểu trước khi tới Kiev, Tổng Thư ký Rasmussen cho biết tại hội nghị thượng đỉnh tháng 11/2010 diễn ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha, NATO đã thông qua quyết định thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và mời Nga tham dự. Tuy nhiên, do Ukraine quan tâm và muốn tham gia hệ thống này nên ông quyết định tới Kiev để tìm hiểu khả năng đóng góp của nước này cho "lá chắn tên lửa chung của châu Âu."
NATO chủ trương tăng cường đối thoại chính trị và hợp tác thực tế với Ukraine, cụ thể trong các vấn đề chống cướp biển, bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh thông tin Internet, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và giúp Kiev tiến hành các cuộc cải cách.
Về quân sự, các đơn vị quân đội và hải quân Ukraine đang phối hợp với NATO tuần tra tại Địa Trung Hải, thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Afghanistan và Kosovo, tham gia Lực lượng phản ứng nhanh của NATO và chương trình "Đối tác vì hòa bình."
Sau khi được bầu làm Tổng thống, ông Yanukovich đã ký các sắc lệnh tiếp tục quan hệ đối tác với NATO, liên kết với Liên minh châu Âu (EU) trên cơ sở duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược với Liên bang Nga cùng các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)./.
Đây là lần đầu tiên ông Rassmusen thăm Ukraine và cũng là lần đầu tiên người đứng đầu tổ chức quân sự lớn nhất thế giới tới Kiev sau khi chính quyền mới tại Ukraine từ bỏ chủ trương gia nhập NATO.
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết Tổng thống Victor Yanukovich, Thủ tướng Nikolai Azarov, Ngoại trưởng Konstantin Grishenko và Chủ tịch Quốc hội Vladimir Litvin sẽ có các cuộc hội đàm với ông Rasmussen.
Phát biểu trước khi tới Kiev, Tổng Thư ký Rasmussen cho biết tại hội nghị thượng đỉnh tháng 11/2010 diễn ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha, NATO đã thông qua quyết định thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và mời Nga tham dự. Tuy nhiên, do Ukraine quan tâm và muốn tham gia hệ thống này nên ông quyết định tới Kiev để tìm hiểu khả năng đóng góp của nước này cho "lá chắn tên lửa chung của châu Âu."
NATO chủ trương tăng cường đối thoại chính trị và hợp tác thực tế với Ukraine, cụ thể trong các vấn đề chống cướp biển, bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh thông tin Internet, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và giúp Kiev tiến hành các cuộc cải cách.
Về quân sự, các đơn vị quân đội và hải quân Ukraine đang phối hợp với NATO tuần tra tại Địa Trung Hải, thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Afghanistan và Kosovo, tham gia Lực lượng phản ứng nhanh của NATO và chương trình "Đối tác vì hòa bình."
Sau khi được bầu làm Tổng thống, ông Yanukovich đã ký các sắc lệnh tiếp tục quan hệ đối tác với NATO, liên kết với Liên minh châu Âu (EU) trên cơ sở duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược với Liên bang Nga cùng các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)./.
(TTXVN/Vietnam+)