Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 15/8 cho biết sẽ chấm dứt việc sửa chữa kính thiên văn Kepler sau khi các kỹ sư không sửa được 2 trong số 4 bánh xe tự hành đã bị hỏng. Đây là các bánh xe điều khiển giúp vệ tinh Kepler định hướng.
Quyết định từ bỏ nỗ lực sửa chữa Kepler được đưa ra sau một trắc nghiệm hồi tuần trước. Ông Paul Hertz, Giám đốc phụ trách Vật lý học thiên thể của NASA, cho biết hầu như không còn khả năng phục hồi các bánh xe tự hành của Kepler để giúp vệ tinh định hướng chính xác.
Tháng 7/2012, bánh xe tự hành đầu tiên của kính thiên văn Kepler bị hỏng. Gần một năm sau, vào tháng 5/2013, bánh xe thứ hai cũng rơi vào tình trạng tương tự khiến các nhà khoa học lo ngại khả năng kính thiên văn này sẽ không thể hoạt động bình thường.
Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học đã nỗ lực đưa Kepler về trạng thái nghỉ để tiết kiệm nhiên liệu tiếp tục duy trì hoạt động cho tới khi xử lý xong vấn đề.
Theo thiết kế, kính thiên văn Kepler phải cần tối thiểu 3 bánh xe tự hành mới có thể hoạt động bình thường. Vì vậy, việc các nhà khoa học không thể sửa chữa dù chỉ 1 trong hai bánh xe bị hỏng khiến Kepler khó có thể hoàn thành sứ mệnh đề ra ban đầu. Theo ông Paul Hertz, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng để Kepler hoạt động chỉ với hai bánh xe còn lại.
Được phóng vào năm 2009, Kepler là kính thiên văn lớn nhất được con người đưa vào vũ trụ cho tới nay. Kepler được thiết kế để tìm kiếm những hành tinh có kích thước hay cấu tạo giống Trái đất và những ngôi sao giống Mặt Trời.
Ông William Borucki, điều tra viên khoa học chính của NASA, cho biết từ khi đi vào hoạt động tới nay, kính thiên văn trị giá 600 triệu USD này đã phát hiện 135 hành tinh ngoài hệ Mặt trời (trong đó có những hành tinh có thể có nước và sự sống) và hơn 3.500 vật thể có thể là hành tinh với nhiều kích cỡ và khoảng cách quỹ đạo khác nhau. Năm ngoái, các nhà khoa học NASA cho biết Kepler đã phát hiện hai hành tinh giống Trái Đất nhất từ trước tới nay./.
Quyết định từ bỏ nỗ lực sửa chữa Kepler được đưa ra sau một trắc nghiệm hồi tuần trước. Ông Paul Hertz, Giám đốc phụ trách Vật lý học thiên thể của NASA, cho biết hầu như không còn khả năng phục hồi các bánh xe tự hành của Kepler để giúp vệ tinh định hướng chính xác.
Tháng 7/2012, bánh xe tự hành đầu tiên của kính thiên văn Kepler bị hỏng. Gần một năm sau, vào tháng 5/2013, bánh xe thứ hai cũng rơi vào tình trạng tương tự khiến các nhà khoa học lo ngại khả năng kính thiên văn này sẽ không thể hoạt động bình thường.
Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học đã nỗ lực đưa Kepler về trạng thái nghỉ để tiết kiệm nhiên liệu tiếp tục duy trì hoạt động cho tới khi xử lý xong vấn đề.
Theo thiết kế, kính thiên văn Kepler phải cần tối thiểu 3 bánh xe tự hành mới có thể hoạt động bình thường. Vì vậy, việc các nhà khoa học không thể sửa chữa dù chỉ 1 trong hai bánh xe bị hỏng khiến Kepler khó có thể hoàn thành sứ mệnh đề ra ban đầu. Theo ông Paul Hertz, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng để Kepler hoạt động chỉ với hai bánh xe còn lại.
Được phóng vào năm 2009, Kepler là kính thiên văn lớn nhất được con người đưa vào vũ trụ cho tới nay. Kepler được thiết kế để tìm kiếm những hành tinh có kích thước hay cấu tạo giống Trái đất và những ngôi sao giống Mặt Trời.
Ông William Borucki, điều tra viên khoa học chính của NASA, cho biết từ khi đi vào hoạt động tới nay, kính thiên văn trị giá 600 triệu USD này đã phát hiện 135 hành tinh ngoài hệ Mặt trời (trong đó có những hành tinh có thể có nước và sự sống) và hơn 3.500 vật thể có thể là hành tinh với nhiều kích cỡ và khoảng cách quỹ đạo khác nhau. Năm ngoái, các nhà khoa học NASA cho biết Kepler đã phát hiện hai hành tinh giống Trái Đất nhất từ trước tới nay./.
(TTXVN)