Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tại những hồ lớn nhất thế giới đang tăng lên so với 25 năm trước.
Đây là kết luận của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra ngày 23/11 trong nghiên cứu đầu tiên của mình về nhiệt độ tại các hồ lớn trên Trái Đất.
Các nhà khoa học NASA đã sử dụng các dữ liệu thu được từ vệ tinh để đo nhiệt độ bề mặt tại 167 hồ trên thế giới, mỗi hồ có diện tích tối thiểu khoảng 500km2.
Kết quả cho thấy cứ 10 năm, nhiệt độ trung bình tại các hồ tăng khoảng 0,5 độ C, đặc biệt tại một số hồ mức nhiệt còn tăng tới 1 độ C.
Bắc Âu là khu vực có nhiệt độ tại các hồ tăng cao nhất trong khi khu vực Đông Nam Âu, khu vực quanh biển Đen và Caspi, nhiệt độ tại các hồ lại tăng không đáng kể.
Nhà khoa học Philipp Schneider, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trên, khẳng định phân tích của các nhà khoa học đã cung cấp nguồn dữ liệu mới, độc lập, qua đó có thể đánh giá những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu trên khắp thế giới.
Dự kiến, toàn bộ công trình nghiên cứu trên sẽ được tạp chí "Geophysical Research Letters" số ra tuần này./.
Đây là kết luận của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra ngày 23/11 trong nghiên cứu đầu tiên của mình về nhiệt độ tại các hồ lớn trên Trái Đất.
Các nhà khoa học NASA đã sử dụng các dữ liệu thu được từ vệ tinh để đo nhiệt độ bề mặt tại 167 hồ trên thế giới, mỗi hồ có diện tích tối thiểu khoảng 500km2.
Kết quả cho thấy cứ 10 năm, nhiệt độ trung bình tại các hồ tăng khoảng 0,5 độ C, đặc biệt tại một số hồ mức nhiệt còn tăng tới 1 độ C.
Bắc Âu là khu vực có nhiệt độ tại các hồ tăng cao nhất trong khi khu vực Đông Nam Âu, khu vực quanh biển Đen và Caspi, nhiệt độ tại các hồ lại tăng không đáng kể.
Nhà khoa học Philipp Schneider, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trên, khẳng định phân tích của các nhà khoa học đã cung cấp nguồn dữ liệu mới, độc lập, qua đó có thể đánh giá những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu trên khắp thế giới.
Dự kiến, toàn bộ công trình nghiên cứu trên sẽ được tạp chí "Geophysical Research Letters" số ra tuần này./.
(TTXVN/Vietnam+)