Sau hơn năm tháng thi công dự án luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, Liên doanh nhà thầu thuộc gói thầu 6A đã nạo vét trên 1,8 triệu m3, trong tổng số 6,4 triệu m3 đoạn kênh tắt.
Ngoài ra, đơn vị thi công cũng đã thi công 5.300m đường công vụ, đắp hơn 10.000m3 đất, cơ bản hoàn thành việc đắp đê bao tại các bãi chứa bùn, chiếm 30% khối lượng công việc của gói thầu 6A.
Theo Ban quản lý dự án Hàng hải 3 thì tiến độ thi công công trình vẫn còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân là do phải thay đổi thiết kế kỹ thuật nhiều hạng mục công trình, công tác khảo sát, đánh giá tác động môi trường, việc phối hợp trong liên doanh nhà thầu chưa đồng bộ.
Việc thi công gần đây của các nhà thầu khiến một lượng bùn, sét tràn ra ngoài khiến nguồn nước ở khu vực này bị ô nhiễm, làm cho một số hộ nuôi trồng thủy sản khu vực này bị thiệt hại.
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các đơn vị phải đảm bảo không gây tác động đến môi trường trong quá trình thi công dự án. Đối với đơn vị tư vấn, thiết kế khẩn trương hoàn chỉnh việc bổ sung những thay đổi ở các hạng mục của dự án, nhất là hoàn thành việc thiết kế bến phà kênh Tắt và Định An trong năm 2010 .
Dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu là dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định hơn cho tàu có trọng tải 10.000 tấn chở đầy tải và tàu 20.000 tấn chở non tải ra vào cảng sông Hậu. Ước tính, khi đưa vào khai thác, dự án này sẽ giúp giảm chi phí khoảng 2 tỷ USD mỗi năm đối với việc vận chuyển hàng hóa cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 350ha với các hạng mục công trình chính như luồng tàu 1 chiều dài 40km, khu tránh tàu, đê biển, kè bảo vệ bờ, bến phà, bến sà lan 500T, cầu đường bộ qua kênh Tắt, đường ven luồng... Riêng phần luồng tàu tính từ sông Hậu ra đến cửa biển dài khoảng 40km.
Dự án do Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tổng mức đầu tư khoảng trên 5.000 tỉ đồng.
Dự kiến đến cuối năm 2011, dự án sẽ đi vào khai thác, đáp ứng năng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn/năm phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long./.
Ngoài ra, đơn vị thi công cũng đã thi công 5.300m đường công vụ, đắp hơn 10.000m3 đất, cơ bản hoàn thành việc đắp đê bao tại các bãi chứa bùn, chiếm 30% khối lượng công việc của gói thầu 6A.
Theo Ban quản lý dự án Hàng hải 3 thì tiến độ thi công công trình vẫn còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân là do phải thay đổi thiết kế kỹ thuật nhiều hạng mục công trình, công tác khảo sát, đánh giá tác động môi trường, việc phối hợp trong liên doanh nhà thầu chưa đồng bộ.
Việc thi công gần đây của các nhà thầu khiến một lượng bùn, sét tràn ra ngoài khiến nguồn nước ở khu vực này bị ô nhiễm, làm cho một số hộ nuôi trồng thủy sản khu vực này bị thiệt hại.
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các đơn vị phải đảm bảo không gây tác động đến môi trường trong quá trình thi công dự án. Đối với đơn vị tư vấn, thiết kế khẩn trương hoàn chỉnh việc bổ sung những thay đổi ở các hạng mục của dự án, nhất là hoàn thành việc thiết kế bến phà kênh Tắt và Định An trong năm 2010 .
Dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu là dự án trọng điểm quốc gia với mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định hơn cho tàu có trọng tải 10.000 tấn chở đầy tải và tàu 20.000 tấn chở non tải ra vào cảng sông Hậu. Ước tính, khi đưa vào khai thác, dự án này sẽ giúp giảm chi phí khoảng 2 tỷ USD mỗi năm đối với việc vận chuyển hàng hóa cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 350ha với các hạng mục công trình chính như luồng tàu 1 chiều dài 40km, khu tránh tàu, đê biển, kè bảo vệ bờ, bến phà, bến sà lan 500T, cầu đường bộ qua kênh Tắt, đường ven luồng... Riêng phần luồng tàu tính từ sông Hậu ra đến cửa biển dài khoảng 40km.
Dự án do Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tổng mức đầu tư khoảng trên 5.000 tỉ đồng.
Dự kiến đến cuối năm 2011, dự án sẽ đi vào khai thác, đáp ứng năng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn/năm phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long./.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)