Theo nghiên cứu của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences công bố ngày 30/4, khi người phụ nữ mang thai phơi nhiễm với thuốc trừ sâu dù ở mức độ vừa phải thì não của đứa trẻ có thể bị thay đổi về cấu trúc khiến bé kém thông minh hơn.
Nghiên cứu trên được tiến hành đối với 369 bà mẹ mang thai ở thành phố New York, những người đến khám vì bị phơi nhiễm chlorpyrifos hay CPF, là loại chất được sử dụng rộng rãi để trừ sâu bệnh ở các trang trại và khu vực công cộng, và nghiên cứu này được tiến hành từ trước năm 2001, là thời điểm chất CPF bị cấm sử dụng trong gia đình ở Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh 20 đứa trẻ, trong độ tuổi từ 5-11, có mẹ bị kiểm tra là nhiễm chất CPF cao nhất thì thấy rằng “có những biểu hiện bất thường đáng kể” trong cấu trúc não của chúng so với 20 đứa trẻ có mẹ bị phơi nhiễm ít hơn với chất này.
Điều đáng chú ý là tất cả những người phụ nữ mang thai thuộc diện nghiên cứu này đều bị phơi nhiễm ở mức độ thấp hơn so với ngưỡng cấp tính theo quy định của Mỹ. Điều này cho thấy dù các bà mẹ tương lai chỉ bị phơi nhiễm ở mức độ vừa phải cũng có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Virginia Rauh, giáo sư tại Khoa sức khỏe cộng đồng Mailman kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Columbia về sức khỏe môi trường của trẻ, nhận định: “Nghiên cứu này là bằng chứng cho thấy giai đoạn mang thai là khoảng thời gian dễ bị tổn thương cho sự phát triển của thai nhi. Bị phơi nhiễm với chất độc hại trong thời gian quan trọng này có thể có những tác động khó lường đối với sự phát triển của não bộ cũng như hành vi tính cách”./.
Nghiên cứu trên được tiến hành đối với 369 bà mẹ mang thai ở thành phố New York, những người đến khám vì bị phơi nhiễm chlorpyrifos hay CPF, là loại chất được sử dụng rộng rãi để trừ sâu bệnh ở các trang trại và khu vực công cộng, và nghiên cứu này được tiến hành từ trước năm 2001, là thời điểm chất CPF bị cấm sử dụng trong gia đình ở Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh 20 đứa trẻ, trong độ tuổi từ 5-11, có mẹ bị kiểm tra là nhiễm chất CPF cao nhất thì thấy rằng “có những biểu hiện bất thường đáng kể” trong cấu trúc não của chúng so với 20 đứa trẻ có mẹ bị phơi nhiễm ít hơn với chất này.
Điều đáng chú ý là tất cả những người phụ nữ mang thai thuộc diện nghiên cứu này đều bị phơi nhiễm ở mức độ thấp hơn so với ngưỡng cấp tính theo quy định của Mỹ. Điều này cho thấy dù các bà mẹ tương lai chỉ bị phơi nhiễm ở mức độ vừa phải cũng có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Virginia Rauh, giáo sư tại Khoa sức khỏe cộng đồng Mailman kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Columbia về sức khỏe môi trường của trẻ, nhận định: “Nghiên cứu này là bằng chứng cho thấy giai đoạn mang thai là khoảng thời gian dễ bị tổn thương cho sự phát triển của thai nhi. Bị phơi nhiễm với chất độc hại trong thời gian quan trọng này có thể có những tác động khó lường đối với sự phát triển của não bộ cũng như hành vi tính cách”./.
Huy Bình (Vietnam+)