Bắt đầu từ ngày 8/4, các loại xe sơmi rơmoóc sẽ được tăng tải trọng vận chuyển hàng hóa khi tham gia giao thông trên đường bộ. Đây là quy định mới nhất vừa được Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư 07/2010/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 8/4 về “Quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện đường bộ khi tham gia giao thông”.
Theo đó, đối với loại xe sơmi rơmoóc 6 trục hoặc lớn hơn quy định tổng trọng lượng cao nhất là 48 tấn (trước đây không quy định). Còn các loại xe đầu kéo sơmi rơmoóc 5 trục khi tham gia giao thông trên đường bộ được nâng lên mức tải trọng lên 44 tấn thay cho mức 40 tấn trở xuống như trước đây; loại xe 4 trục, tổng trọng lượng cao nhất 34 tấn; xe 3 trục, tổng trọng lượng cao nhất là 26 tấn.
Quy định mới tiếp tục cho phép xe chuyên dùng và container được xếp hàng hóa có chiều cao đến 4,35 mét thay vì 4,2 mét áp dụng kể từ ngày 1/1/2011 như qui định cũ. Tải trọng trục xe bị coi là vi phạm cũng được nâng lên ở mức 1,15 lần tải trọng trục xe tối đa được phép lưu hành thay vì 1,1 lần như trước.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Khánh Toàn, cho biết: “Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều rất phấn khởi khi Thông tư 03 được ban hành.”
“Qua quy định mới này, các doanh nghiệp vận tải bằng container sẽ phát huy được tối đa năng lực của phương tiện vận tải, giảm thiểu tình trạng chạy xe thiếu tải như trước đây. Đặc biệt, trong điều kiện xăng dầu tăng giá mạnh, giá cả các mặt hàng đều tăng như hiện nay thì việc phát huy tối đa năng lực của phương tiện vận tải sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí xăng dầu,” ông Toàn chia sẻ.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vận tải container được thuận lợi thì sẽ nảy sinh vấn đề khiến các nhà quản lý đường bộ đau đầu đó là hệ thống hạ tầng giao thông đang bất cập của Việt Nam sẽ phải “oằn mình” dưới sức nặng quá tải.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trên toàn hệ thống quốc lộ hiện còn hơn 700 cây cầu yếu đã và đang xuống cấp. Với các cây cầu này, việc cho phép các xe quá khổ, quá tải lưu thông là khá nguy hiểm.
Nhìn nhận thực tế này, ông Toàn cho rằng, lợi ích mà các doanh nghiệp có được qua thông tư mới sắp ban hành cũng phải đồng hành với việc bảo vệ cầu đường.
Ông Toàn cho biết: “Nếu doanh nghiệp chở hàng nặng thì nên dùng xe nhiều trục để bảo đảm chia đều trọng lực lên các trục, có thể đi qua cầu mà không vượt tải trọng trục cho phép. Mặt khác, các đơn vị quản lý nhà nước cũng cần đầu tư vốn tập trung vào các cầu yếu, kém chất lượng, tránh đầu tư quá dàn trải trên một tuyến đường.”
Ngoài việc nâng tải trọng đối với các loại xe vận chuyển hàng hóa, Bộ Giao thông vận tải cũng chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải tiến hành điều chỉnh lại hệ thống biển báo tải trọng cầu hiện nay để phù hợp với thực tế hoạt động của vận tải hàng hóa bằng đường bộ./.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư 07/2010/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 8/4 về “Quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện đường bộ khi tham gia giao thông”.
Theo đó, đối với loại xe sơmi rơmoóc 6 trục hoặc lớn hơn quy định tổng trọng lượng cao nhất là 48 tấn (trước đây không quy định). Còn các loại xe đầu kéo sơmi rơmoóc 5 trục khi tham gia giao thông trên đường bộ được nâng lên mức tải trọng lên 44 tấn thay cho mức 40 tấn trở xuống như trước đây; loại xe 4 trục, tổng trọng lượng cao nhất 34 tấn; xe 3 trục, tổng trọng lượng cao nhất là 26 tấn.
Quy định mới tiếp tục cho phép xe chuyên dùng và container được xếp hàng hóa có chiều cao đến 4,35 mét thay vì 4,2 mét áp dụng kể từ ngày 1/1/2011 như qui định cũ. Tải trọng trục xe bị coi là vi phạm cũng được nâng lên ở mức 1,15 lần tải trọng trục xe tối đa được phép lưu hành thay vì 1,1 lần như trước.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Khánh Toàn, cho biết: “Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều rất phấn khởi khi Thông tư 03 được ban hành.”
“Qua quy định mới này, các doanh nghiệp vận tải bằng container sẽ phát huy được tối đa năng lực của phương tiện vận tải, giảm thiểu tình trạng chạy xe thiếu tải như trước đây. Đặc biệt, trong điều kiện xăng dầu tăng giá mạnh, giá cả các mặt hàng đều tăng như hiện nay thì việc phát huy tối đa năng lực của phương tiện vận tải sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí xăng dầu,” ông Toàn chia sẻ.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vận tải container được thuận lợi thì sẽ nảy sinh vấn đề khiến các nhà quản lý đường bộ đau đầu đó là hệ thống hạ tầng giao thông đang bất cập của Việt Nam sẽ phải “oằn mình” dưới sức nặng quá tải.
Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trên toàn hệ thống quốc lộ hiện còn hơn 700 cây cầu yếu đã và đang xuống cấp. Với các cây cầu này, việc cho phép các xe quá khổ, quá tải lưu thông là khá nguy hiểm.
Nhìn nhận thực tế này, ông Toàn cho rằng, lợi ích mà các doanh nghiệp có được qua thông tư mới sắp ban hành cũng phải đồng hành với việc bảo vệ cầu đường.
Ông Toàn cho biết: “Nếu doanh nghiệp chở hàng nặng thì nên dùng xe nhiều trục để bảo đảm chia đều trọng lực lên các trục, có thể đi qua cầu mà không vượt tải trọng trục cho phép. Mặt khác, các đơn vị quản lý nhà nước cũng cần đầu tư vốn tập trung vào các cầu yếu, kém chất lượng, tránh đầu tư quá dàn trải trên một tuyến đường.”
Ngoài việc nâng tải trọng đối với các loại xe vận chuyển hàng hóa, Bộ Giao thông vận tải cũng chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ, các Sở Giao thông vận tải tiến hành điều chỉnh lại hệ thống biển báo tải trọng cầu hiện nay để phù hợp với thực tế hoạt động của vận tải hàng hóa bằng đường bộ./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)