Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết theo đánh giá sơ bộ lúa đông xuân ở các tỉnh miền Nam nhìn chung đạt năng suất khá hơn năm trước, ước đạt khoảng 63,8 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha.
Hiện các tỉnh miền Nam đang vào thời kỳ thu hoạch rộ lúa đông xuân. Tính đến ngày 15/3, toàn miền đã thu hoạch đạt trên 900.000ha, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm gần một nửa diện tích xuống giống, nhanh hơn cùng kỳ năm trước từ 13-15%.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ các địa phương, thời gian qua nắng nóng kéo dài, nguồn nước nội đồng cạn kiệt, cộng thêm gió chướng thổi mạnh, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng làm cho hàng chục ngàn ha lúa đông xuân muộn tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng đang trong thời kì làm đòng trổ bông lâm vào tình trạng khô hạn, khiến năng suất bị giảm mạnh.
Đồng thời với thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai xuống giống lúa hè thu đạt gần 150.000ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp và Long An, so với cùng kì này năm trước tốc độ xuống giống nhanh hơn 41,7%.
Trong khi đó, các địa phương miền Bắc gieo cấy lúa đông xuân đạt khoảng 1,1 triệu ha, bằng cùng kỳ năm trước. Lúa đông xuân trên các vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phần lớn diện tích đang trong thời kì đẻ nhánh, trà xuân sớm đã chuyển sang thời kì đứng cái.
Nhìn chung, lúa đông xuân trên các địa bàn có đủ nước tưới dưỡng được chăm sóc đầy đủ sinh trưởng khá. Tuy nhiên, cũng có một số diện tích đang đứng trước nguy cơ nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là virus lùn sọc đen đã xuất hiện thành dịch ở một số địa phương. Các tỉnh thuộc địa bàn miền núi tiếp tục hoàn thành tiến độ gieo cấy lúa đông xuân trong khung thời vụ cho phép.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các tỉnh phía Nam khẩn trương thu hoạch xong lúa đông xuân để chuẩn bị làm đất cho vụ tiếp theo.
Các tỉnh phía Bắc tập trung chăm sóc lúa, đặc biệt thông tin thường xuyên, hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nông dân biết mối nguy hại từ sâu bệnh hại lúa, nhất là vàng lùn, lùn xoắn lá do virus lùn sọc đen gây ra, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp./.
Hiện các tỉnh miền Nam đang vào thời kỳ thu hoạch rộ lúa đông xuân. Tính đến ngày 15/3, toàn miền đã thu hoạch đạt trên 900.000ha, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm gần một nửa diện tích xuống giống, nhanh hơn cùng kỳ năm trước từ 13-15%.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ các địa phương, thời gian qua nắng nóng kéo dài, nguồn nước nội đồng cạn kiệt, cộng thêm gió chướng thổi mạnh, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng làm cho hàng chục ngàn ha lúa đông xuân muộn tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng đang trong thời kì làm đòng trổ bông lâm vào tình trạng khô hạn, khiến năng suất bị giảm mạnh.
Đồng thời với thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai xuống giống lúa hè thu đạt gần 150.000ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp và Long An, so với cùng kì này năm trước tốc độ xuống giống nhanh hơn 41,7%.
Trong khi đó, các địa phương miền Bắc gieo cấy lúa đông xuân đạt khoảng 1,1 triệu ha, bằng cùng kỳ năm trước. Lúa đông xuân trên các vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phần lớn diện tích đang trong thời kì đẻ nhánh, trà xuân sớm đã chuyển sang thời kì đứng cái.
Nhìn chung, lúa đông xuân trên các địa bàn có đủ nước tưới dưỡng được chăm sóc đầy đủ sinh trưởng khá. Tuy nhiên, cũng có một số diện tích đang đứng trước nguy cơ nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là virus lùn sọc đen đã xuất hiện thành dịch ở một số địa phương. Các tỉnh thuộc địa bàn miền núi tiếp tục hoàn thành tiến độ gieo cấy lúa đông xuân trong khung thời vụ cho phép.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các tỉnh phía Nam khẩn trương thu hoạch xong lúa đông xuân để chuẩn bị làm đất cho vụ tiếp theo.
Các tỉnh phía Bắc tập trung chăm sóc lúa, đặc biệt thông tin thường xuyên, hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nông dân biết mối nguy hại từ sâu bệnh hại lúa, nhất là vàng lùn, lùn xoắn lá do virus lùn sọc đen gây ra, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp./.
Hoàng Tùng (Vietnam+)