Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái cho biết từ nay đến cuối năm Tổng cục sẽ nâng tổng số doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt lên 20-22, thay cho con số 14 doanh nghiệp như hiện nay.
Tại buổi giao lưu trực tuyến trên báo Hải quan về chủ đề “làm thế nào để trở thành doanh nghiệp ưu tiên” tổ chức ngày 30/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Dương Thái đánh giá sau 2 năm thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, đánh giá của các đơn vị tham gia đều cho rằng, chương trình mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp thông qua việc: giảm thời gian chi phí do được miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Dự kiến thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ mở rộng chương trình này theo quy định tại Thông tư 86/2013/TT-BTC.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng đã giải đáp một số thắc mắc về tiêu chí và điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên.
Ví dụ, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giầy, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm, đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương II Thông tư 86 thì có thể gửi đơn đến Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để được giải quyết. Hoặc đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương II Thông tư 86 thì có thể tham gia chương trình này.
Tại buổi giao lưu, một số vấn đề khác cũng được các độc giả quan tâm như việc công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên giữa hải quan các nước; tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật…/.
Tại buổi giao lưu trực tuyến trên báo Hải quan về chủ đề “làm thế nào để trở thành doanh nghiệp ưu tiên” tổ chức ngày 30/7 tại Hà Nội, ông Nguyễn Dương Thái đánh giá sau 2 năm thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, đánh giá của các đơn vị tham gia đều cho rằng, chương trình mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp thông qua việc: giảm thời gian chi phí do được miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Dự kiến thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ mở rộng chương trình này theo quy định tại Thông tư 86/2013/TT-BTC.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng đã giải đáp một số thắc mắc về tiêu chí và điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên.
Ví dụ, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giầy, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm, đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương II Thông tư 86 thì có thể gửi đơn đến Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để được giải quyết. Hoặc đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương II Thông tư 86 thì có thể tham gia chương trình này.
Tại buổi giao lưu, một số vấn đề khác cũng được các độc giả quan tâm như việc công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên giữa hải quan các nước; tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật…/.
Hải Yến (TTXVN)