Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trời âm u, có nơi mưa lất phất, nhất là ở một số xã phía Đông của tỉnh như Ma Đ’Rắk, Krông Năng, Krông Bông có mưa nặng hạt rải rác.
Tuy nhiên, theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, với tình hình thời tiết như hiện nay, các trận nắng nóng gay gắt chỉ mới dịu bớt, nguy cơ cháy rừng giảm bớt, không đủ sức chống hạn cho cây trồng các loại.
Hiện nay, tại tỉnh Đắk Lắk, trên 2.000ha lúa vụ đông xuân và hàng ngàn hécta càphê của các huyện Cư M’Gar, Krông Ana, Krông Bông thiếu nước tưới nghiêm trọng, trong đó 120ha lúa chết khô mất trắng.
Theo báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý công trình thủy lợi, hiện nay, các hồ đập trên địa bàn chỉ còn 30-50% dung tích. Nắng nóng kéo dài chắc chắn gây thiếu nước tưới cho các loại cây trồng vụ đông xuân.
Ngoài ra, tại nhiều vùng ở Đắk Lắk, các giếng đào, giếng khoan cũng bị cạn kiệt gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Hiện nay, mỗi ngày có trên 32% số hộ dân ở thành phố Buôn Ma Thuột không được cấp nước sinh hoạt.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk phải thực hiện cắt nước luân phiên toàn thành phố. Thậm chí, ở một số khu dân cư có độ cao nhất định, hoặc cuối nguồn thì hai đến ba ngày mới có nước sinh hoạt gây nhiều khó khăn cho đồng bào các dân tộc./.
Tuy nhiên, theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, với tình hình thời tiết như hiện nay, các trận nắng nóng gay gắt chỉ mới dịu bớt, nguy cơ cháy rừng giảm bớt, không đủ sức chống hạn cho cây trồng các loại.
Hiện nay, tại tỉnh Đắk Lắk, trên 2.000ha lúa vụ đông xuân và hàng ngàn hécta càphê của các huyện Cư M’Gar, Krông Ana, Krông Bông thiếu nước tưới nghiêm trọng, trong đó 120ha lúa chết khô mất trắng.
Theo báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý công trình thủy lợi, hiện nay, các hồ đập trên địa bàn chỉ còn 30-50% dung tích. Nắng nóng kéo dài chắc chắn gây thiếu nước tưới cho các loại cây trồng vụ đông xuân.
Ngoài ra, tại nhiều vùng ở Đắk Lắk, các giếng đào, giếng khoan cũng bị cạn kiệt gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Hiện nay, mỗi ngày có trên 32% số hộ dân ở thành phố Buôn Ma Thuột không được cấp nước sinh hoạt.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk phải thực hiện cắt nước luân phiên toàn thành phố. Thậm chí, ở một số khu dân cư có độ cao nhất định, hoặc cuối nguồn thì hai đến ba ngày mới có nước sinh hoạt gây nhiều khó khăn cho đồng bào các dân tộc./.
Quang Huy (TTXVN)