Nắng nóng có thể kéo dài nhiều ngày tới tại các khu vực trên cả nước

Từ tháng 4-7, tình hình nắng nóng có khả năng xảy ra tại nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu...) và các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận.

Mỗi khi phải ra đường, dù người lớn hay trẻ em đều dùng mọi biện pháp như khẩu trang hay áo chống nắng để chống lại cái nắng nóng gay gắt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Mỗi khi phải ra đường, dù người lớn hay trẻ em đều dùng mọi biện pháp như khẩu trang hay áo chống nắng để chống lại cái nắng nóng gay gắt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 17/4, vùng núi từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Từ ngày 18/4, nắng nóng có thể xảy ra trên diện rộng tại Trung Bộ, đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Nam Bộ.

Đợt nắng nóng có khả năng kéo dài nhiều ngày tới tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng cấp 1.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 4-7, tình hình nắng nóng có khả năng xảy ra tại nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu...) và các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.

Ngoài ra, thời kỳ giữa và cuối tháng 4 trở đi, nắng nóng có xu hướng hoạt động mạnh dần ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, đề phòng có nắng nóng gay gắt.

Nắng nóng tiếp tục xuất hiện diện rộng tại khu vực miền Đông Nam Bộ và có xu hướng gia tăng ở khu vực Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ; đồng thời nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ từ nửa cuối tháng 4.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Để bảo vệ sức khỏe người dân và gia đình trong những ngày nắng nóng, các chuyên gia khí tượng thủy văn khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong khung giờ từ 11-14 giờ hằng ngày. Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài, phải dùng trang phục dài tay, dài chân và dùng nón che phủ đầu mặt để che chắn cho da càng nhiều càng tốt.

Người dân cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, hàng giờ (tốt nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…) để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.