Cần nâng mức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường là ý kiến đề nghị của các đại biểu nêu ra trong Hội thảo “Tham vấn các bên liên quan người thu gom và nhặt rác chính thức, hiện trạng và các vấn đề,” tổ chức ngày 25/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo bà Đinh Thị Lê Nga, đại diện nhóm nghiên cứu của Enda Việt Nam (Tổ chức Hành động vì môi trường và phát triển), người thu gom rác dân lập tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu ở độ tuổi trung niên, trình độ văn hóa thấp, công việc nhặt rác và thu mua ve chai đa phần là nữ. Trong số đó 60% có hộ khẩu tại thành phố và tạm trú dài hạn, còn lại là nhập cư.
Cũng theo bà Đinh Thị Lê Nga, vẫn còn 20% người thu gom rác chưa thường xuyên sử dụng trang bị bảo hộ lao động, đặc biệt là người làm thuê cho chủ đường dây rác. Người nhặt rác thường bị các bệnh sốt xuất huyết và cảm cúm, bệnh về da chiếm 52,1%, bệnh về phổi và phế quản chiếm 28,6%; ngoài ra còn gặp một số bệnh khác như đau lưng, nhức mỏi, tiêu chảy và các bệnh đường ruột. Dễ mắc bệnh nghề nghiệp là vậy, nhưng hiện trên 80% người không có bảo hiểm y tế, đa số là vì không có tiền mua.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng mức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường vì mức thu này hiện ở mức từ 15.000-20.000 đồng/hộ/tháng là còn thấp. Số tiền này, người gom rác cũng chỉ được hưởng 5-10%.
Do đó, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi để người thu gom rác chuyển đổi phương tiện vận chuyển; các chủ đường dây rác cần thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động; người dân cũng nên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong việc chấp hành quy định đổ rác từ giờ giấc, đến việc đóng phí…
Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3.000 người sống bằng nghề thu gom rác dân lập, tham gia gom khoảng 60% lượng rác thải mỗi ngày của thành phố.
Hơn 50% trong số đó đã tham gia vào các tổ chức nghiệp đoàn, hợp tác xã. Mỗi ngày, thành phố có khoảng 7.000 tấn rác; bình quân hàng năm, thành phố chi 850-1.000 tỷ đồng cho công tác thu gom, xử lý rác thải./.
Theo bà Đinh Thị Lê Nga, đại diện nhóm nghiên cứu của Enda Việt Nam (Tổ chức Hành động vì môi trường và phát triển), người thu gom rác dân lập tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu ở độ tuổi trung niên, trình độ văn hóa thấp, công việc nhặt rác và thu mua ve chai đa phần là nữ. Trong số đó 60% có hộ khẩu tại thành phố và tạm trú dài hạn, còn lại là nhập cư.
Cũng theo bà Đinh Thị Lê Nga, vẫn còn 20% người thu gom rác chưa thường xuyên sử dụng trang bị bảo hộ lao động, đặc biệt là người làm thuê cho chủ đường dây rác. Người nhặt rác thường bị các bệnh sốt xuất huyết và cảm cúm, bệnh về da chiếm 52,1%, bệnh về phổi và phế quản chiếm 28,6%; ngoài ra còn gặp một số bệnh khác như đau lưng, nhức mỏi, tiêu chảy và các bệnh đường ruột. Dễ mắc bệnh nghề nghiệp là vậy, nhưng hiện trên 80% người không có bảo hiểm y tế, đa số là vì không có tiền mua.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng mức thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường vì mức thu này hiện ở mức từ 15.000-20.000 đồng/hộ/tháng là còn thấp. Số tiền này, người gom rác cũng chỉ được hưởng 5-10%.
Do đó, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi để người thu gom rác chuyển đổi phương tiện vận chuyển; các chủ đường dây rác cần thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động; người dân cũng nên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong việc chấp hành quy định đổ rác từ giờ giấc, đến việc đóng phí…
Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3.000 người sống bằng nghề thu gom rác dân lập, tham gia gom khoảng 60% lượng rác thải mỗi ngày của thành phố.
Hơn 50% trong số đó đã tham gia vào các tổ chức nghiệp đoàn, hợp tác xã. Mỗi ngày, thành phố có khoảng 7.000 tấn rác; bình quân hàng năm, thành phố chi 850-1.000 tỷ đồng cho công tác thu gom, xử lý rác thải./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)