Chủ tịch Cơ quan đặc trách của Chính phủ Indonesia quản lý hoạt động trong lĩnh vực dầu khí SKKMigas, cựu Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản nước này, ông Rubi Rubiandini mới đây cho biết việc khai thác và phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo để cắt giảm tiêu thụ và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch đang là một thách thức lớn đối với quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này.
Trả lời phỏng vấn giới truyền thông về các vấn đề liên quan đến việc Indonesia tiếp tục thâm hụt thương mại trong các tháng đầu năm 2013, mà một trong nhưng nguyên nhân quan trọng là do nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt gia tăng, ông Rubiandini thừa nhận rằng mặc dù là đất nước quần đảo, nằm trải dài và rộng trên một vùng biển lớn, giàu tiềm năng năng lượng Mặt Trời, gió, sóng biển, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện, và nền kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh trên 6% trong những năm qua, song tỷ trọng năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm 5% trong tổng sản lượng điện năng của Indonesia.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu vốn đầu tư, chi phí cao trong sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đủ để có thể hỗ trợ phát triển các nguồn lực cho việc khai thác, phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo và giảm giá thành sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, cùng với những khó khăn về mặt địa lý trong việc kết nối giữa sản xuất với các trung tâm thị trường tiêu thụ đối với một đảo quốc gồm trên 17.000 hòn đảo.
Ông Rubiandini nêu rõ những khó khăn nói trên buộc Indonesia tiếp tục phải phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt và than đá để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
Tuy nhiên, với việc chuyển hướng phát triển sang xây dựng một nền kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững, Chính phủ Indonesia sẽ tăng cường khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, với mục tiêu nâng tỷ trọng lên 17% tổng sản lượng điện năng vào năm 2025.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình dương, phải chịu nhiều động đất, song có dự trữ lớn về năng lượng địa nhiệt (chiếm tới 40% dự trữ của thế giới).
Tuy nhiên, hiện mới có 1.341 MW trong tổng trữ lượng 29.215 MW được Indonesia khai thác sản xuất điện năng.
Để phát huy thế mạnh này, mới đây Chính phủ Indonesia đã ban hành biểu thuế ưu đãi (FIT) dành cho việc phát triển điện năng từ các nguồn năng lượng sinh khối, rác thải và địa nhiệt./.
Trả lời phỏng vấn giới truyền thông về các vấn đề liên quan đến việc Indonesia tiếp tục thâm hụt thương mại trong các tháng đầu năm 2013, mà một trong nhưng nguyên nhân quan trọng là do nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt gia tăng, ông Rubiandini thừa nhận rằng mặc dù là đất nước quần đảo, nằm trải dài và rộng trên một vùng biển lớn, giàu tiềm năng năng lượng Mặt Trời, gió, sóng biển, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện, và nền kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh trên 6% trong những năm qua, song tỷ trọng năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm 5% trong tổng sản lượng điện năng của Indonesia.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu vốn đầu tư, chi phí cao trong sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đủ để có thể hỗ trợ phát triển các nguồn lực cho việc khai thác, phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo và giảm giá thành sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, cùng với những khó khăn về mặt địa lý trong việc kết nối giữa sản xuất với các trung tâm thị trường tiêu thụ đối với một đảo quốc gồm trên 17.000 hòn đảo.
Ông Rubiandini nêu rõ những khó khăn nói trên buộc Indonesia tiếp tục phải phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt và than đá để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
Tuy nhiên, với việc chuyển hướng phát triển sang xây dựng một nền kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững, Chính phủ Indonesia sẽ tăng cường khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, với mục tiêu nâng tỷ trọng lên 17% tổng sản lượng điện năng vào năm 2025.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình dương, phải chịu nhiều động đất, song có dự trữ lớn về năng lượng địa nhiệt (chiếm tới 40% dự trữ của thế giới).
Tuy nhiên, hiện mới có 1.341 MW trong tổng trữ lượng 29.215 MW được Indonesia khai thác sản xuất điện năng.
Để phát huy thế mạnh này, mới đây Chính phủ Indonesia đã ban hành biểu thuế ưu đãi (FIT) dành cho việc phát triển điện năng từ các nguồn năng lượng sinh khối, rác thải và địa nhiệt./.
(TTXVN)